1. Thông tin chung

Dự án “Tăng cường kiến thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số” được tài trợ bởi tổ chức INKOTA-CHLB Đức, do Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế-Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) phối hợp với các đơn vị đối tác triển khai trên địa bàn huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình và huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An từ năm 2020 đến năm 2022.

Tại huyện Mai Châu, Viện CISDOMA phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Mai Châu triển khai dự án trên địa bàn 6 xã. Tại huyện Quế Phong, Viện CISDOMA phối hợp với  Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An và UBND huyện Quế Phong triển khai dự án trên địa bàn 13 xã.

Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Quế Phong và huyện Mai Châu thông qua việc nâng cao nhận thức pháp luật và hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí được cải thiện.

Kết quả mong đợi của dự án:

Kết quả 1: Phụ nữ dân tộc thiểu số ở 2 huyện Mai Châu và Quế Phong có hiểu biết đầy đủ về các quy định pháp luật liên quan đến bình đẳng về quyền sử dụng đất và quan tâm đến hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.

Kết quả 2: Hoạt động truyền thông và tư vấn pháp luật cho người dân liên quan đến quyền sử dụng đất của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh và Hội Phụ nữ tỉnh được tăng cường và mở rộng đến cấp cơ sở.

Kết quả 3: Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương ghi nhận sáng kiến truyền thông và tư vấn pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất trong các chương trình/dự án của mình.

 (Tóm tắt hoạt động Dự án xem phần phụ lục đính kèm).

Một cuộc đánh giá độc lập sẽ được triển khai để hiểu rõ các kết quả/tác động của dự án theo kết quả mong đợi của dự án, đồng thời rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tiễn để duy trì và nhân rộng các hoạt động/sáng kiến mà dự án đã triển khai. Một chuyên gia trong nước sẽ được tuyển dụng làm trưởng nhóm cuộc đánh giá này, với các thông tin như sau:

  1. Mục tiêu cụ thể
  • Đánh giá các kết quả và tiến trình triển khai dự án tại thời điểm kết thúc dự án so với thời điểm bắt đầu triển khai.
  • Rút ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị duy trì các kết quả tại địa bàn của dự án, cũng như nhân rộng tới các địa phương khác.
  1. Tiêu chí Đánh giá

Tính phù hợp:

  •   Tính tương thích của thiết kế và chiến lược của dự án đối với chính sách
     và luật pháp cũng như ưu tiên của địa phương như thế nào?
  •    Thiết kế và phương pháp tiếp cận của dự án phù hợp như thế nào với
    nhu cầu thực tế của đối tượng mục tiêu? Mức độ giải quyết các vấn đề và đáp ứng các nhu cầu của nhóm hưởng lợi của dự án như thế nào?

Tính hiệu quả:

  •  Dự án đã đạt được kết quả gì so với các mục tiêu đề ra trong văn bản dự án? Kết quả nào không mong đợi đã xảy ra ?
  •  Những yếu tố nào đã đóng góp cho việc đạt được mục tiêu dự án ? Những yếu tố nào đã gây cản trở mức độ đạt được mục tiêu dự án?

Tính hiệu suất:

  • Các chi phí và việc sử dụng các nguồn lực khác của dự án có thỏa đáng so với các kết quả đạt được trong quá trình triển khai dự án không?.
  • Cách thức hợp tác và quản lý triển khai dự án đóng góp như thế nào vào thành công  của dự án?
  • Dự án có những thay đổi thế nào để giải quyết các vấn đề phát sinh (ví dụ: nhân sự, Covid 19, thiên tai) trong quá trình thực hiện dự án ?

Tác động dự án:

  • Các ảnh hưởng lâu dài của dự án đến đời sống của đối tượng mục tiêu như thế nào?

Tính bền vững/khả năng nhân rộng :

  •  Các kết quả của dự án có khả năng duy trì và nhân rộng như thế nào tại địa bàn dự án?  
  •  Những yếu tố khách quan và chủ quan nào sẽ ảnh hưởng tới khả năng duy trì và nhân rộng các kết quả đạt được? Các yếu tố này nên được thúc đẩy hoặc giải quyết như thế nào?
  1. Phương pháp, công cụ thu thập thông tin

Đánh giá sử dụng các phương pháp thu thập và phân tích nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập từ đối tượng hưởng lợi và các bên liên quan với các công cụ: Phỏng vấn sâu (PVS), Thảo luận nhóm (TLN), Khảo sát bằng bảng hỏi (BH) áp dụng phần mềm Kobo). Dự kiến đối tượng cung cấp thông tin (như trong hoạt động khảo sát ban đầu dự án)

STT

Đối tượng

Mai Châu

Quế Phong

Tổng

1

Trung tâm TGPLNN tỉnh

1 PVS

1 PVS

2 PVS

2

Hội PN tỉnh/ huyện

2 PVS

1 PVS

3 PVS

3

Phòng TNMT huyện

1 BH&1 PVS

1 BH&1 PVS

2 BH&2PVS

4

Phòng Tư pháp huyện

1 BH&1 PVS

1 BH&1 PVS

2 BH&2 PVS

5

Công chức Địa chính xã

6 BH&1PVS

13 BH&1PVS

19 BH&1PVS

6

Công chức Tư pháp xã

6 BH&1PVS

13 BH&1PVS

19 BH&1PVS

7

Hội phụ nữ xã

6 BH&1PVS

13 BH&1PVS

19 BH&1PVS

8

Phụ nữ nông dân DTTS

144 BH/6 xã &2PVS

260 BH/13 xã &2PVS

404 BH &4PVS

9

TLN/Họp phản hồi (25-30 người/cuộc)

1 TLN/Họp

1TLN/Họp

2 TLN/Họp

 

Tổng: 16 PVS, 465 BH, 2 TLN/Họp

Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm:

  •   Văn bản đề xuất dự án
  •  Báo cáo khảo sát trước dự án
  • Báo cáo kết quả dự án định kỳ
  • Cơ sở dữ liệu theo dõi giám sát hoạt động dự án
  • Tài liệu văn bản liên quan của địa phương
  1. Kết quả và sản phẩm
  • Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, kế hoạch thu thập thông tin tại thực địa; đề cương báo cáo.
  • Bộ công cụ thu thập thông tin sơ cấp.
  • Dữ liệu và tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá bằng bản mềm, bản gốc các báo cáo, nội dung phỏng vấn hoàn thiện, các hình ảnh thu thập được.
  •  Bài trình bày tóm tắt về kết quả đánh giá sử dụng trong cuộc họp phản hồi tại địa phương.
  • Báo cáo đánh giá kết thúc dự án (bao gồm bản tóm tắt).

Kết quả/sản phẩm của đánh giá bằng Tiếng Việt.

  1. Tổ chức thực hiện

Một (01) chuyên gia sẽ được tuyển dụng làm Trưởng nhóm chủ trì thực hiện hoạt động cùng với sự tham gia của nhóm cán bộ dự án CISDOMA và đối tác dự án ở địa bàn dự án.

Cụ thể các vị trí và công việc cụ thể như sau:

Vị trí

 Công việc cụ thể

 Chuyên gia tư vấn – Trưởng nhóm

•           Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan;

•           Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu; Kế hoạch thu thập thông tin tại thực địa; Đề cương báo cáo

•           Xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin sơ cấp;

·           Hướng dẫn và phân công công việc cho các các thành viên khi tham gia thu thập thông tin tại thực địa;

·           Thực hiện  thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn sâu, Thảo luận nhóm;

•           Trình bày tóm tắt về kết quả đánh giá sử dụng trong cuộc họp phản hồi tại địa phương;

•            Xử lý tổng hợp thông tin từ dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm

•           Xây dựng Báo cáo đánh giá.

Quản lý dự án CISDOMA

·           Đầu mối liên lạc với chuyên gia tư vấn;

·           Góp ý cho đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá;

·           Góp ý bộ công cụ thu thập thông tin sơ cấp;

·           Tham gia hỗ trợ thu thập thông tin tại thực địa;

·           Góp ý cho Báo cáo đánh giá.

Cán bộ dự án CISDOMA

·           Đưa câu hỏi đánh giá vào phần mềm Kobo;

·           Hướng dẫn thu thập thông tin với câu hỏi đã được vào phần mềm Kobo;

·          Tham gia thu thập thông tin tại thực địa và kiểm tra thông tin đã được đưa vào phần mềm Kobo;

·           Xử lý thông tin đã được đưa vào phần mềm Kobo;

·           Thực hiện công tác tổ chức, hậu cần cho việc thu thập thông tin tại thực địa theo kế hoạch;

·           Góp ý cho Báo cáo đánh giá.

Đối tác dự án ở địa bàn dự án (cán bộ tư pháp huyện và xã)

·          Đầu mối liên lạc với các đối tượng thu thập thông tin tại huyện, xã và thôn bản;

·          Tham gia khảo sát bằng bảng hỏi áp dụng phần mềm Kobo với các đối tượng người dân tại địa bàn đã hưởng lợi dự án.

  1. Các hoạt động và thời gian thực hiện

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian dự kiến

1

CISDOMA tuyển chuyên gia tư vấn

Tuần 2-3 tháng 10/2022

2

Chuyên gia tư vấn xây dựng Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá

Tuần 4 tháng 10/2022

3

CISDOMA góp ý và thống nhất Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá

Tuần 1 tháng 11/2022

4

Chuyên gia xây dựng bộ công cụ thu thập thông tin

Tuần 2 tháng 11/2022

5

CISDOMA góp ý và thống nhất bộ công cụ thu thập thông tin

Tuần 3 tháng 11/2022

4

Chuyên gia tư vấn và CISDOMA tiến hành thu thập thông tin thực địa tại huyện Mai Châu và huyện Quế Phong (bao gồm cuộc họp phản hồi với các bên liên quan của huyện và các xã dự án)

Tuần 4 tháng 11/2022

5

Chuyên gia tư vấn và CISDOMA tổng hợp, phân tích các thông tin  thu được

Tuần 1-2 tháng 12/2022

6

Chuyên gia tư vấn xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá

Tuần 3 tháng 12/2022

7

CISDOMA nghiệm thu báo cáo đánh giá

Tuần 4 tháng 12/2022

  1. YÊU CẦU DÀNH CHO TƯ VẤN
  •  Có bằng sau Đại học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ) về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan (xã hội học, phát triển xã hội, khoa học môi trường, quản lý tài nguyên, quản lý đất đai).
  • Có kinh nghiệm làm trưởng nhóm đánh giá cuối kỳ dự án, ưu tiên dự án trong lĩnh vực truyền thông, tư vấn.
  • Có hiểu biết về lĩnh vực pháp luật đất đai.    .
  •  Có kỹ năng viết báo cáo tốt bằng tiếng Việt.
  • Có khả năng lãnh đạo, điều phối, làm việc nhóm, và tuân thủ thời hạn tốt.  
  • Kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.
  1. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ VÀ THỜI HẠN NỘP ĐỀ XUẤT TƯ VẤN

Cá nhân có quan tâm gửi hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1. Thư bày tỏ quan tâm
  2.  CV cập nhật
  1. Dự kiến mức phí tư vấn

Hồ sơ dự tuyển được tiếp nhận qua thư điện tử gửi về địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.org.vn  Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 23 tháng 10 năm 2022. CISDOMA sẽ liên hệ ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.