TÓM TẮT ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CISDOMA 

Giai đoạn 2015 – 2020 

 

Tầm nhìn 

Là một tổ chức có uy tín trong việc thực hiện và hỗ trợ các dự án phát triển, CISDOMA hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mỗi người dân đều có sinh kế ổn định, môi trường sống an toàn và lành mạnh.

Sứ mệnh 

Làm việc với các tổ chức phi chính phủ (NGO), nhà tài trợ, cơ quan chính phủ và cộng đồng, thông qua việc  tư vấn, đào tạo và triển khai các hoạt động phát triển để tăng cường hiệu quả của các hoạt động phát triển, và thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam.

Giá trị 

  • Minh bạch
  • Công bằng
  • Đoàn kết
  • Sáng tạo
  • Hiệu quả

Lĩnh vực hoạt động 

  • Quản lý môi trường và Tài nguyên thiên nhiên bền vững;
  • Giải pháp ứng phó BĐKH;
  • Quản lý rủi ro thiên tai;
  • Nông nghiệp bền vững và Sinh kế nông thôn;
  • Kết nối thị trường, phát triển doanh nghiệp xã hội.

Hình thức hoạt động

  • Tổ chức thực hiện các nghiên cứu, đánh giá và triển khai hoạt động hiện trường thuộc các lĩnh vực trên;
  • Tập huấn, đào tạo;
  • Tư vấn về chiến lược, chính sách, thể chế luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực liên quan.

Đối tượng đích và địa bàn hoạt động 

  • Cộng đồng nghèo, Nông dân, DTTS ở vùng nông thôn và miền núi;
  • Việt nam và Đông Nam Á;

Chiến lược hoạt động 

  • Phối hợp các cơ sở nghiên cứu trong nước và ngoài nước tổ chức nghiên cứu, đánh giá thực hiện các dự án phát triển bền vững nông thôn và miền núi, sinh kế nông thôn, quản lý tài nguyên và môi trường sinh thái, ứng phó BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai bảo vệ và phát huy di sản dân tộc,…;
  • Phối hợp với các cơ sở đào trong nước và nước ngoài tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày về các lĩnh vực nêu trên;
  • Hợp tác với các ngành, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, nghiên cứu thực tiễn, trao đổi thông tin tư liệu, học thuật, học giả, du lịch sinh thái và văn hoá …;
  • Thiết lập mối quan hệ hợp tác, liên kết mạng lưới với các tổ chức PCP, cơ quan nghiên cứu, các trường Đại học, các ngành, các địa phương và các nhà khoa học ở trong nước và ở nước ngoài cùng chia sẻ mục tiêu hoạt động.

Phương pháp tiếp cận 

  • Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia;
  • Giới;
  • Nghiên cứu hành động ;
  • Liên kết mạng lưới;
  • Tác động, đề xuất chính sách

Đối tác tiềm năng 

  • Các nhà tài trợ: Ủy ban Châu Âu (EC), Cơ quan Phát triển Thụy Sỹ (SDC), Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), tổ chức Oxfam, tổ chức Nhóm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ (GRET),…;
  • Các bộ ngành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ và các Cơ quan chính quyền các tỉnh;
  • Các tổ chức NGO và mạng lưới NGO: Oxfam, Plan International, Care International, ActionAid, Aide et Action, AFAP…;
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia

Mục tiêu phát triển đến 2020 

     Đội ngũ nhân viên

  • Thường xuyên: 10 – 15  người
  • Tình nguyên viên: 3-5
  • Cộng tác viên thường xuyên: 10

     Ngân sách hoạt động: 400 000 – 600.000 USD/năm trong đó

  • Dịch vụ (Tư vấn, nghiên cứu, đánh giá, tập huấn): 200.000  – 300.000 USD/năm
  • Dự án, hoạt động hiện trường: 200.000 – 300.000 USD/năm