Người viết: Nguyễn Thị Thanh Nhã

Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Liên minh VĐCS do Oxfam quản lý, DFID tài trợ, ngày 17/10/2014 tại Hà Nội, Viện Tư vấn PT KT XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) đã phối hợp với Liên minh đất đai (LANDA) tổ chức hội thảo “Đảm bảo quyền có tên vợ và chồng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCN QSD) đất”.

Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Liên minh VĐCS do Oxfam quản lý, DFID tài trợ, ngày 17/10/2014 tại Hà Nội,Viện Tư vấn PT KT XH nông thôn và miền núi (CISDOMA) đã phối hợp với Liên minh đất đai (LANDA) tổ chức hội thảo “Đảm bảo quyền có tên vợ và chồng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCN QSD) đất”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của 80 đại biểu đến từ cásc cơ quan Nhà nước, các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội chính trị, các tổ chức phichính phủ, trong đó có 26 đại biểu đến từ các cơ quan truyền thông báo chí.

Bà Trần Thị Minh Châu (trưởng nhóm khảo sát) đã chia sẻ kết quả khảo sát “Đảm bảo quyền có tên của vợ và chồng” dưới góc độ quyền với các khía cạnh như: Ghi nhận quyền tài sản của phụ nữ trong Công pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; vấn đề quyền sử dụng đất hai tên qua nhận thức của người dân và chính quyền địa phương; Trách nhiệm thực thi quyền của cơ quan nhà nước về quyền tiếp cận đất của phụ nữ; Hệ lụy của việc không đảm bảo quyền…

Tiếp đó bà Trần Thị Đức Hạnh, đến từ nhóm tư vấn Oxfam đã trình bày một nghiên cứu khác và cũng phát hiện ra rằng người dân chưa hiểu rõ mục đích, nội dung, quy trình thực hiện, lợi ích mà họ nhận được từ chính sách GCNQSDĐ hai tên Liên quan đến vấn đề tiếp cận rừng, đất rừng của phụ nữ, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội, thuộc liên minh đất rừng (FORLAND) đã chia sẻ một số phát hiện ban đầu của nghiên cứu “Lồng ghép giới trong Luật bảo vệ và phát triển rừng”như: Tất cả các văn bản về rừng, đất rừng, cụ thể là Luật BV và PTR trung tính về giới, không “thiên vị giới” nhưng thiếu sự lồng ghép giới trong vấn đề tiếp cận,quản lý, sử dụng và phát triển rừng, vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định về sử dụng, quản lý và phát triển rừng bị xem nhẹ ; Các văn bản hiện tại cấm thu hoạch lâm sản ngoài gỗ ngăn cản phụ nữ tiếp cận với tài nguyên rừng; Hệ thống vai trò giới truyền thống cản trở phụ nữ tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực rừng, đất rừng.

Đánh giá về các nghiên cứu, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, cố vấn cấp cao của LANDA cho rằng: “Đây là nghiên cứu có những điểm mới ở cách tiếp cận và thiên về hướng VĐCS, kể cả Luật BV và PT rừng và Luật Đất đai, mục tiêu để vận động những chính sách sao cho đảm bảo quyền phụ nữ, quyền sử dụng đất, quyền tiếp cận rừng, quyền sử dụng rừng như một không gian sinh sống cho phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, những nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu là đánh giá, chỉ rõ ra được thực trạng vấn đề đảm bảo quyền cho phụ nữ là ở mức độ nào, thứ hai là cái gì trong chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề giới có thể kiến nghị được”