Vị trí: Biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sinh thái và tập huấn giảng viên nguồn (1.1.4)

Địa điểm: huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Thời gian: Tháng 1 – tháng 3, năm 2022

  1. Thông tin chung

Dự án Tăng cường khả năng chống chịu cho các nhóm hộ nghèo thông qua các loại hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Giai đoạn 2,  được tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW) và tổ chức Action on Poverty (AOP) tại Việt Nam tài trợ. Dự án doViện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức triển khai trên địa bàn 06 xã: Khun Há, Bình Lư, Bản Bo, Bản Giang, Hồ Thầu, Giang Ma từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2025.

Dự án hướng đến 2 mục tiêu: i) Cải thiện lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số thông qua việc áp dụng các giải pháp sinh thái; ii) Các thực hành nông nghiệp sinh thái do dự án triển khai được chính quyền địa phương công nhận và các sản phẩm nông nghiệp sinh thái được kết nối với thị trường tiêu thụ. (Thông tin dự án xem trong bản tóm tắt đính kèm).

Kết quả khảo sát do Dự án thực hiện gần đây đã xác định một số giải pháp/thực hành nông nghiệp sinh thái phù hợp triển khai trên địa bàn dự án bao gồm:

  • Giải pháp 1. Luân canh cây rau củ trên đất lúa (bí xanh, cải thảo, khoai tây) theo hướng sinh thái (định hướng tham gia tiêu chuẩn PGS hoặc Viet GAP);
  • Giải pháp 2. Phát triển vườn sinh thái chung (cây đào, lê) gắn với du lịch cộng đồng;
  • Giải pháp 3. Tăng cường hiệu quả vườn cây ăn quả hộ gia đình (cây đào, lê) kết hợp nuôi nuôi lợn đen, gà, ong mật ;
  • Giải pháp 4. Hệ thống canh tác Vườn (cam, bưởi) – Ao (cá trắm, chép) – Chuồng (lợn đen, gà, vịt) khép kín;
  • Giải pháp 5. Canh tác ngô bền vững trên đất dốc (trồng xen canh đỗ tương/lạc, bón phân hợp lý); 
  • Giải pháp 6.  Liên kết sản xuất tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP;
  • Giải pháp 7. Liên kết sản xuất tiêu thụ gạo chất lượng cao theo hướng sinh thái (định hướng tham gia tiêu chuẩn Viet GAP).
  • Kỹ thuật nuôi giun quế xử lý chất thải chăn nuôi
  •   Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà
  • Kỹ thuật phối trộn thức ăn trong chăn nuôi lợn, gà

 (Chi tiết xem trong báo cáo khảo sát đính kèm).

Theo kế hoạch, Dự án đang có nhu cầu tuyển dụng đơn vị hoặc nhóm chuyên gia thực hiện việc  biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện các giải pháp sản xuất nông nghiệp sinh thái nêu trên và tập huấn giảng viên nguồn (ToT), với các thông tin như sau:

  1. Mục tiêu hoạt động
  • Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện các giải pháp, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sinh thái được xây dựng phù hợp với địa phương và sử dụng cho các khóa tập huấn giảng viên nguồn (ToT).
  •    30 người bao gồm cán bộ liên quan đến sản xuất nông nghiệp cấp huyện, 6 xã, trưởng nhóm nông dân cấp thôn bản có được kiến thức và kỹ năng từ 02 lớp tập huấn ToT (mỗi lớp 3 ngày) để chỉ đạo/hướng dẫn kỹ thuật thực hiện các giải pháp, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sinh thái tại địa phương.
  1. Kết quả mong đợi
  •  Khung nội dung bộ tài liệu hướng dẫn
  •  Toàn văn bộ tài liệu hướng dẫn
  • Kế hoạch, chương trình tập huấn giảng viên nguồn (ToT)
  •   Báo cáo tập huấn giảng viên nguồn (ToT)

Các kết quả mong đợi này được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt

  1. Tổ chức thực hiện

4.1. Nhiệm vụ của đơn vị hoặc nhóm chuyên gia tư vấn

Đơn vị hoặc nhóm chuyên gia tư vấn giữ vai trò chủ trì thực hiện hoạt động với sự tham gia của nhóm cán bộ dự án CISDOMA và BQL dự án ở huyện Tam Đường, với công việc cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo của dự án và khác có liên quan;
  • Xây dựng và hoàn thiện khung nội dung bộ tài liệu hướng dẫn;
  • Tham gia các chuyến làm việc ở địa bàn dự án để thu thập thông tin cho việc biên soạn tài liệu;
  •   Biên soạn và hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn;
  •    Xây dựng chương trình và bài giảng tập huấn giảng viên nguồn (ToT) hướng dẫn kỹ thuật các giải pháp sản xuất nông nghiệp hướng sinh thái đã biên soạn (Chia làm 2 lớp, mỗi lớp 3 ngày);
  • Thực hiện các khóa tập huấn ToT tại địa bàn dự án (2 lớp, mỗi lớp 3 ngày);
  • Xây dựng báo cáo tập huấn ToT.

4.2. Nhiệm vụ của CISDOMA, BQL dự án huyện:

  •  Cung cấp cho nhóm chuyên gia các tài liệu, báo cáo của dự án;
  •     Góp ý và nghiệm thu khung nội dung bộ tài liệu hướng dẫn;
  • Tổ chức các chuyến làm việc ở địa bàn dự án để nhóm chuyên gia thu thập thông tin cho việc biên soạn tài liệu;
  •   Góp ý và nghiệm thu tài liệu hướng dẫn;
  •    Góp ý và nghiệm thu chương trình và bài giảng tập huấn giảng viên nguồn (ToT)
  • Tổ chức các khóa tập huấn ToT tại địa bàn dự án và tham gia trợ giảng (2 lớp, mỗi lớp 3 ngày);
  • Góp ý và nghiệm thu báo tập huấn ToT;
  • Chi trả phí tư vấn theo hợp đồng ký kết.
  1. Các hoạt động và thời gian thực hiện

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian dự kiến

1

Thống nhất, ký kết hợp đồng

Tuần 3 tháng 01/2023

2

Xây dựng và thống nhất khung nội dung bộ tài liệu hướng dẫn

Tuần 4 tháng 01/2023

Tuần 1 tháng 02/2023

3

Tham gia các chuyến làm việc ở địa bàn dự án để thu thập thông tin cho việc biên soạn tài liệu;

Tuần 2-3 tháng 02/2023

4

Biên soạn tài liệu hướng dẫn

Tuần 2-3-4 tháng 02/2023

5

Xây dựng chương trình và bài giảng tập huấn giảng viên nguồn (ToT)

Tuần 1 tháng 03/2023

6

Thực hiện các khóa tập huấn ToT tại địa bàn dự án (2 lớp, mỗi lớp 3 ngày)

Tuần 2-3 tháng 03/2023

  1. Phí tư vấn

Phí tư vấn biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn và  thực hiện 02 khóa tập huấn giảng viên nguồn sẽ do hai bên thỏa thuận, thống nhất.

  1. Yêu cầu với nhóm chuyên gia tư vấn
  • Có bằng cấp sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sĩ) về các chuyên ngành sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi);
  • Có kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp;
  • Có kinh nghiệm biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện các giải pháp sản xuất nông nghiệp;
  •    Có kinh nghiệm đào tạo giảng viên nguồn ToT về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp;
  • Có kiến thức về sản xuất nông nghiệp sinh thái/nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu/nông nghiệp thông minh với khí hậu/nông nghiệp hữu cơ;
  •    Có kinh nghiệm hỗ trợ, triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc;
  •    Công tác trong các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy về nông nghiệp là một lợi thế;
  •    Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.
  1. Liên hệ

Đơn vị, nhóm chuyên gia có quan tâm gửi hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1.  Thư bày tỏ sự quan tâm
  2.  Hồ sơ năng lực (đối với đơn vị) hoặc CV (đối với nhóm chuyên gia)

Hồ sơ đăng ký gửi về địa chỉ email: info@cisdoma.org.vn . Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 16 tháng 01 năm 2023.

CISDOMA sẽ liên hệ ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.