DỰ ÁN

Tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng nghèo thông qua các loại hình

sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu 

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Vị trí: Trưởng nhóm đánh giá các mô hình sinh kế theo hướng sinh thái trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Mã hoạt động: 1.3.3

Thời gian: Từ tháng 12 năm 2024 đến tháng 02 năm 2025

  1. Thông tin chung

Dự án Tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng nghèo thông qua các loại hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW) và tổ chức Action on Poverty (AOP) tại Việt Nam tài trợ và ủy quyền cho Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức triển khai. Dự án được triển khai từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2025 trên địa bàn 06 xã thuộc huyện Tam Đường gồm Bình Lư, Khun Há, Bản Bo, Hồ Thầu, Giang Ma, Bản Giang. Dự án hướng đến mục tiêu cải thiện lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số thông qua việc áp dụng các mô hình sinh kế theo hướng sinh thái và các mô hình sinh kế theo hướng sinh thái được quảng bá rộng rãi bên ngoài địa bàn dự án.

Dự án đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn và UBND xã hỗ trợ các chủ thể hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã áp dụng các mô hình sinh kế theo hướng sinh thái bao gồm:

  •  Trồng rau củ chuyên canh theo hướng VietGAP (thực hiện ở xã Bình Lư theo hình thức tổ hợp tác);
  •   Luân canh rau củ trên đất trồng lúa (thực hiện ở xã Bình Lư theo hình thức tổ hợp tác);
  •   Chăn nuôi kết hợp trồng trọt (thực hiện ở 6 xã dự án theo hình thức từng hộ gia đình);
  •   Canh tác cây lê trên đất dốc theo hướng sinh thái (thực hiện ở xã Giang Ma theo hình thức tổ hợp tác);
  •  Bảo tồn và phát triển vùng chè cổ thụ (thực hiện ở xã Giang Ma và Khun Há theo hình thức từng hộ gia đình và cộng đồng thôn bản);
  •   Bảo tồn và phát triển cây sâm Lai Châu dưới tán rừng (thực hiện ở xã Giang Ma và Khun Há theo hình thức hợp tác xã và tổ hợp tác);
  • Trồng địa lan Trần Mộng dưới tán rừng (thực hiện ở xã Khun Há theo hình thức tổ hợp tác);
  •    Phát triển du lịch cộng đồng sinh thái (thực hiện ở xã Hồ Thầu và xã Khun Há theo hình thức tổ hợp tác).

(Thông tin chi tiết về các mô hình xem trong báo cáo khảo sát xây dựng thuyết minh mô hình và báo cáo kết quả triển khai dự án hàng năm).

Dự án có kế hoạch tuyển dụng chuyên gia làm Trưởng nhóm đánh giá kết quả triển khai các mô hình nêu trên, với thông tin như sau:

  1. Mục tiêu hoạt động
  • Thu thập các thông tin về tiến trình triển khai và kết quả triển khai các mô hình.
  • Phân tích thuận lợi và khó khăn khi triển khai các mô hình.
  • Thu thập các câu chuyện về hộ gia đình, tổ nhóm, hợp tác xã thành công khi áp dụng mô hình.
  • Đưa ra các giải pháp duy trì và phát triển mô hình trong thời gian tiếp theo.
  1. Sản phẩm của hoạt động
  • Đề xuất triển khai hoạt động đánh giá bao gồm: phương pháp, công cụ thu thập thông tin, đề cương báo cáo và Kế hoạch thu thập thông tin tại thực địa.
  • Báo cáo đánh giá và các dữ liệu thu thập được (bao gồm các hình ảnh thu thập được).

Các kết quả/sản phẩm của cuộc đánh giá bằng tiếng Việt.

  1. Tổ chức thực hiện

Chuyên gia tư vấn giữ vai Trò trưởng nhóm chủ trì thực hiện hoạt động đánh giá cùng với sự tham gia của nhóm cán bộ dự án CISDOMA và BQL dự án ở huyện Tam Đường.

Cụ thể các vị trí và công việc cụ thể như sau:

Vị trí

 Công việc cụ thể

Chuyên gia tư vấn -Trưởng nhóm

  Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan;

–  Chủ trì xây dựng Đề xuất triển khai hoạt động giá bao gồm: phương pháp, công cụ thu thập thông tin, đề cương báo cáo và Kế hoạch thu thập thông tin tại thực địa;

–  Hướng dẫn và phân công công việc cho các các thành viên khi tham gia thu thập thông tin tại thực địa;

–  Chủ trì thực hiện việc thu thập thông tin tại thực địa;

–  Chủ trì xây dựng Báo cáo đánh giá;

Nhóm cán bộ CISDOMA và BQL dự án

 

–    Gửi cho chuyên gia các báo cáo, tài liệu có liên quan;

–    Góp ý cho Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá;

–    Chuẩn bị công tác tổ chức, hậu cần cho hoạt động thực địa thu thập thông tin;

–     Tham gia thu thập thông tin tại thực địa theo sự phân công của Chuyên gia tư vấn;

–     Góp ý Báo cáo đánh giá.

  1. Các hoạt động và thời gian thực hiện

STT

Các hoạt động thực hiện

Thời gian dự kiến

1

Xây dựng và hoàn thiện Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá

Tuần 3 tháng 12/2024

2

CISDOMA góp ý và chuyên gia hoàn thiện Đề xuất kỹ thuật triển khai hoạt động đánh giá

Tuần 3 tháng 12/2024

3

Chuyên gia tư vấn và CISDOMA tiến hành thu thập thông tin thực địa

(Cán bộ Cisdoma và BQL DA điều tra hộ)

Tháng 1/2025

4

Chuyên gia tư vấn xây dựng khung phân tích và xử lý, phân tích số liệu

Tháng 1/2025

5

Chia sẻ, lấy ý kiến phản hồi về kết quả khảo sát

Tháng 2/2025

6

Chuyên gia tư vấn xây dựng báo cáo đánh giá với sự đóng góp, tham gia của cán bộ dự án CISDOMA và BQL dự án huyện

Tháng 2/2025

7

Chuyên gia tư vấn hoàn thiện báo cáo đáng giá và nghiệm thu

Tháng 2/2025

  1. Yêu cầu với chuyên gia tư vấn
  • Có bằng sau đại học về lĩnh vực nông lâm nghiệp;
  • Có kinh nghiệm thực hiện các đánh giá về các mô hình sinh kế nông lâm nghiệp;
  • Có kiến thức về nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái;
  • Có kinh nghiệm hỗ trợ, triển khai các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc;
  • Công tác trong các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy về nông nghiệp là một lợi thế;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.
  1. Liên hệ

Cá nhân có quan tâm gửi Email bày tỏ sự quan tâm, kèm theo: 

  1. Ý tưởng đề xuất triển khai hoạt động, bao gồm dự kiến mức kinh phí tư vấn.
  2. CV cập nhật.
  3. Bản chụp các bằng cấp chuyên môn.

Email về địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.org.vn 

Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 17 tháng 12 năm 2024.

CISDOMA sẽ liên hệ với các ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.