DỰ ÁN

Dự án “Nâng cao thu nhập và tăng cường bình đẳng giới cho đồng bào

        dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN CHUYÊN GIA TẬP HUẤN

Vị trí: Tập huấn viên cho khóa tập huấn kỹ năng viết câu chuyện phụ nữ và đất đai

Địa điểm: Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Thời gian: Tháng 11 năm 2024

  1. Thông tin chung

Dự án “Nâng cao thu nhập và tăng cường bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” được tổ chức INKOTA (CHLB Đức) tài trợ triển khai trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2026. Mục tiêu của dự án là Phụ nữ dân tộc thiểu số ở 03 xã Nậm Nhoóng, xã Cắm Muộn và xã Tiền Phong thuộc địa bàn huyện Quế Phong được nâng cao năng lực quản lí, sử dụng đất và đạt sản lượng nông nghiệp cao hơn. Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) là đơn vị chủ trì phối hợp với UBND huyện Quế Phong tổ chức quản lý, thực hiện dự án.

Ban chỉ đạo triển khai dự án được UBND huyện Quế Phong thành lập để phối hợp, hỗ trợ triển khai các hoạt động dự án. Ban chỉ đạo do Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng Trưởng ban, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT làm Phó trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện các phòng ban chức năng, chuyên môn của huyện và lãnh đạo UBND 3 xã dự án. Mỗi xã dự án đã thành lập Tổ hỗ trợ dự án xã để làm đầu mối phối hợp triển khai dự án trên địa bàn xã. Tổ hỗ trợ do PCT UBND xã làm Tổ trưởng (đồng thời là thành viên trong Ban chỉ đạo), tổ viên gồm các cán bộ chức năng, cán bộ chuyên môn của xã.

Tại 12 bản Dự án hỗ trợ thành lập và duy trì hoạt động 12 CLB phụ nữ phát triển sinh kế nhằm tuyên truyền, vận động phụ nữ thi đua khởi nghiệp, làm giàu; là đầu mối kết nối các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh và tạo nguồn vốn vay phát triển kinh tế từ hoạt động tiết kiệm (VSLA). Mỗi CLB đã bầu chọn Ban chủ nhiệm gồm 03 thành viên để điều hành hoạt động của CLB. Trong khuôn khổ Dự án fanpage Phụ nữ và Đất đai được Dự án duy trì nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, câu chuyện về người phụ nữ tham gia quản lý sử dụng đất bền vững, trong đó có các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

 Theo kế hoạch dự án sẽ tuyển 01 chuyên gia làm tập huấn viên cho khóa tập huấn viết câu chuyện phụ nữ và đất đai với thông tin sau:

  1. Số lượng thành phần tham gia

Dự kiến có khoảng 40 đại biểu tham gia, cụ thể như sau:

  • Cấp huyện gồm: 01 cán bộ Phòng Nông nghiệp, 01 cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, 01 cán bộ dự án (tổng 03 người).
  • Xã Nậm Nhóng: Công chức địa chính Nông nghiệp, Hội Phụ nữ , Hội Nông dân xã và Ban chủ nhiệm CLB Phụ nữ bản Na, Huổi Cam, và Na Hốc (tổng 12 người).
  • Xã Cắm Muộn: Công chức địa chính Nông nghiệp, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Ban chủ nhiệm CLB Phụ nữ bản Bố, Piếng Cắm, Mòng 1, Phả Pạt (tổng 15 người).
  • Xã Tiền Phong: Công chức địa chính Nông nghiệp, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Ban chủ nhiệm CLB Phụ nữ bản Đan, Na Cày, Piêng Cu, Huôi Muồng, Phương Tiến 1 (tổng 18 người).
  1. Thời gian và địa điểm

  • Thời gian: 02 ngày giữa tháng 11 năm 2024
  • Địa điểm: thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong
  1. Mục tiêu

Sau khóa tập huấn, người học có thể:

  • Sử dụng được kỹ năng thu thập thông tin cho câu chuyện về phụ nữ và đất đai;
  • Chụp được các bức ảnh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và có ý nghĩa;
  • Viết được các câu chuyện về phụ nữ và đất đai.
  1. Nội dung dự kiến

  • Vai trò của câu chuyện trong truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi;
  • Xây dựng đề cương câu chuyện;
  • Kỹ năng phỏng vấn thu thập thông tin cho câu chuyện;
  • Kỹ năng chụp ảnh bằng smart phone để minh họa cho câu chuyện;
  • Kỹ năng viết và diễn đạt câu chuyện.
  1. Phương pháp

Khóa tập huấn sử dụng đa dạng các phương pháp có sự tham gia của người học như: động não, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, bài trình bày trực quan, thực hành…

  1. Yêu cầu với tập huấn viên

  • Có bằng Đại học hoặc sau đại học về lĩnh vực báo chí, truyền thông, xã hội;
  • Có kinh nghiệm viết câu chuyện truyền thông về người dân phát triển sinh tế nông lâm nghiệp;
  • Có kinh nghiệm tập huấn cho phụ nữ nông dân người dân tộc thiểu số;
  • Có hiểu biết về phát triển sinh kế nông lâm nghiệp là một lợi thế;
  • Công tác trong các tổ chức truyền thông là một lợi thế;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.
  1. Liên hệ

Cá nhân có quan tâm gửi hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1. Email bày tỏ sự quan tâm bao gồm dự kiến mức kinh phí tư vấn.
  2. Sơ yếu lý lịch (CV) cập nhật
  3. Bản chụp các bằng cấp chuyên môn

Hồ sơ đăng ký gửi về địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.org.vn 

Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 28 tháng 10 năm 2024.

CISDOMA sẽ liên hệ ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.