Hà Nội ngày 8 tháng 6 năm 2018, 20 đại biểu  đã tham gia hội thảo chia sẻ về bài tập mô phỏng được tổ chức bởi Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi – CISDOMA. Từ kinh nghiệm thực tế của đại biểu, hội thảo này đã chỉ ra tiềm năng rất lớn cho việc áp dụng các bài tập mô phỏng.

Vào ngày 8 tháng 6 năm 2018, CISDOMA tổ chức ”Hội thảo chia sẻ về bài tập mô phỏng”, với sự tham gia của 20 đại biểu đến từ Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD) tại Lào, Liên minh học tập nông nghiệp sinh thái ở Đông Nam Á (ALiSEA) tại Việt Nam, các cán bộ từ các tổ chức phi chính phủ, phòng nông nghiệp và trạm khuyến nông huyện cùng các nông dân tiêu biểu từ 3 tỉnh Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Lai Châu.

Trong buổi hội thảo, các đại biểu đã tích cực chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ việc áp dụng bài tập mô phỏng trong các bối cảnh khác nhau tại Việt Nam và Lào. Các đại biểu cũng phân tích những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng bài tập mô phỏng; phân tích bối cảnh áp dụng bài tập một cách hiệu quả nhất cũng như những điều kiện và yêu cầu áp dụng thành công bài tập này. Đặc biệt, với sự thúc đẩy của Tiến sĩ Patrick D’Aquino – chuyên gia với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, các đại biểu đã hiểu rõ hơn về các triết lý và nguyên tắc chính trong thiết kế và thúc đẩy bài tập mô phỏng.

Chia sẻ và thảo luận về cách thức tiến hành bài tập mô phỏng giữa các thành viên từ Lào, Việt Nam với chuyên gia CIRAD

              

Mặc dù bài tập mô phỏng mới được áp dụng gần đây cho nông dân Việt Nam, tất cả các đại biểu đều nhất trí rằng bài tập mô phỏng có tiềm năng áp dụng lớn tại Việt Nam. Các đại biểu cũng bày tỏ quan tâm và dự định áp dụng bài tập mô phỏng trong các dự án của tổ chức mình trong thời gian sắp tới.

Hội thảo này là một phần của dự án “Thúc đẩy chuyển dịch nông nghiệp thông qua nâng cao năng lực phân tích và ra quyết định của nông dân bằng cách áp dụng bài tập mô phỏng” được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Pháp thông qua Liên minh học tập nông nghiệp sinh thái ở Đông Nam Á (ALiSEA) và Dự án khu vực “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp sinh thái ở tiểu vùng lưu vực sông Mekong” (ACTAE)

Một số kết quả quan trọng của dự án:

  • 24 hướng dẫn viên nòng cốt  được đào tạo và có khả năng thúc đẩy bài tập.
  • Bộ công cụ được phát triển cho 9 bài tập thiêt kế theo chủ đề của địa phương
  • Thực hiện bài tập mô phỏng với  hơn 200 nông dân
  • Giới thiệu 08 mô hình sinh thái (Cây trồng & vật nuôi), 03 mô hình được áp dụng bởi nông dân
  • Được chứng minh là một công cụ hữu ích trong thúc đẩy sự tham gia và phân thích của nông dân
  • Được áp dụng bởi 2 tổ chức/dự án khác

Để xem chi tiết về dự án và các bài tập mô phỏng xin mời truy cập:

Video 5 phút:

https://www.youtube.com/watch?v=n4HbtbNNzM8

Video 15 phút:

https://www.youtube.com/watch?v=27Jj4_3fzIc