Sáng ngày 25/09, Hội thảo khởi động dự án “Thanh niên giải quyết định kiến giới và thúc đẩy binh đẳng giới tại Việt Nam” đã diễn ra tại Đại học Hà Nội với sự tham gia của hơn 150 sinh viên, lãnh đạo 5 trường đại học, 5 chuyên gia về giới và truyền thông và khách mời từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.

 Những năm gần đây, các phong trào ủng hộ bình đẳng giới nhận được sự ủng hộ không nhỏ tại Việt Nam. Vai trò của phụ nữ đã được gia tăng đáng kể, phụ được lắng nghe nhiều hơn, tự do hơn. Ngược lại, những tiếng nói cảm thông cho gánh nặng nam tính mà đàn ông đang phải đối mặt cũng nhận được nhiều quan tâm. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nảy sinh từ bất bình đẳng giới vẫn còn cần những nỗ lực quyết liệt và cần sự đồng lòng của giới trẻ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Quang Tú phó giám đốc tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi do định kiến giới. Đơn cử như nhiều số liệu cho thấy 79% phụ nữ tham gia lực lượng lao động (so với 86% nam giới), nhưng tỷ lệ phụ nữ giữ các vị trí ở cấp quản lý vẫn còn thấp. Khoảng cách về thu nhập theo giới ngày càng mở rộng.

Không chỉ nữ giới, đàn ông cũng là nạn nhân của phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. Những “đặc quyền” như là mạnh mẽ, lãnh đạo giỏi,… mặt khác chính là gánh nặng mà nam giới đang đối mặt. Anh Nguyễn Đình Thành, chuyên gia truyền thông chia sẻ rằng đàn ông Việt Nam cũng phải chịu sức ép rất lớn khi “không được khóc, phải thành đạt.”

Giải quyết định kiến giới trên truyền thông-một bài toán khó

Truyền thông là một kênh thông tin quan trọng trong việc định hình nhận thức công đồng. Những nghiên cứu gần đây của Oxfam chỉ ra rằng trong tất cả các kênh truyền thông phim, radio, ti vi, quảng cáo, mạng xã hội,.. đều chưa đứng những định kiến giới và khuôn mẫu giới về vai trò giới, khả năng lãnh đạo của nữ giới và chân dung nam tính của đàn ông. Những định kiến này dễ trở thành vòng tròn bế tắc khi muốn thay đổi nhận thức cộng đồng: tiếp xúc với những hình ảnh như phụ nữ nấu cơm rửa bát, nam giới mạnh mẽ là trụ cột gia đình, … sẽ hình thành tư duy định kiến, nếu không có một sự thay đổi nhận thức từ người làm nội dung thì những sản phẩm truyền thông như vậy vẫn được tiếp tục sản xuất và định kiến tiếp tục được củng cố từ thế hệ này qua thế hệ khác.

“Thay đổi định kiến về giới cần có thời gian, không nên quá vội vàng. Làm truyền thông cũng vậy, chúng tôi làm quảng cáo để đưa sản phẩm đến với khách hàng. Chúng tôi cần hướng đến thị yếu của khách hàng, bởi vậy nếu khách hàng không thay đổi thì quảng cáo cũng khó để thay đổi”, anh Nguyễn Đình Thành chia sẻ tại hội thảo.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng để thay đổi định kiến giới, trước tiên mỗi người cần nhận thức đúng về bình đẳng giới. “Tôi cũng là phụ nữ, tôi hiểu và chia sẻ những khó khăn của phụ nữ khi tham gia các công việc xã hội. Từ nhỏ, không ai nói tôi phải làm gì, mà tôi chỉ nhìn bà, nhìn mẹ và tự mình nghĩ mình phải thế này, thế kia thì mới đúng là phụ nữ”.

Từ trái sang: quản lý dự án Phan Thu Hương (Oxfam), chuyên gia giới Nguyễn Vân ANh (CSAGA), nhà báo Đinh Đức Hoàng (VNEXpress), chuyên gia về giới Ngô Thị Thu Hà (CEPEW), đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Chuyên gia PR Nguyễn Đình Thành (Le Bros)

Việc gò ép nhận thức và hành xử liên quan đến giới có thể gây ra xung đột, đứt gãy trong nhận thức cộng đồng. Việc thay đổi nhận thức cho lớp người trẻ là vô cùng quan trọng. Thanh niên Thanh niên Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng và tiên phong trong việc xóa bỏ định kiến giới, thúc đẩy định kiến giới. Người trẻ cần được trang bị kiến thức và được truyền động lực hành động gỡ bỏ những định kiến giới xung quanh mình và xây dựng tương lai bình đẳng hơn.

Thanh niên là hạt nhân thúc đẩy bình đẳng giới

Dự án “Thanh niên giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” được triển khai bởi Oxfam và CISDOMA từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2024, do Liên minh chây Âu tài trợ. Dự án nhắm tới nâng cao nhận thức về giới cho sinh viên, doanh nghiệp truyền thông, nhà báo để họ sẽ là những hạt nhân thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các chiến dịch truyền thông xã hội.

Trả lời phỏng vấn, ông Đào Ngọc Ninh – viện phó Viện tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi chia sẻ “Chúng tôi nhìn nhận tầm quan trọng của báo chí truyền thông đối với việc lan tỏa suy nghĩ nhận thức mới trong xã hội. Vì thế chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của sinh viên học những ngành này, vì sau này họ sẽ là những người làm nghề. Nếu như họ đã được trang bị kiến thức, được tác động thay đổi nhận thức thì sẽ có ý thức tốt hơn về bình đẳng giới, có kỹ năng giải quyết định kiến giới tốt hơn – điều này có nghĩa những sản phẩm sau này của họ sẽ mang tính nhạy cảm giới tốt hơn.”

Tại hội thảo, lãnh đạo các trường đại học tham gia đặc biệt tin tưởng vào sự cần thiết của việc đưa giáo dục nhạy cảm vào chương trình học cho sinh viên. Bà Nguyễn Cúc Phương, hiệu phó trường Đại học Hà Nội phát biểu: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng các tổ chức và các trường đại học sẽ phối hợp chặt chẽ vì mục tiêu chung, đó là thực hiện thành công dự án Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bỉnh đẳng giới tại Việt Nam”.

Bà Nguyễn Cúc Phương – hiệu phó Đại học Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Theo đó trong 4 năm tiếp theo của dự án, CISDOMA sẽ phối hợp với 5 trường đại học tại 3 miền bao gồm đại học Hà Nội, học viện Phụ nữ Việt Nam, đại học Báo chí và tuyên truyền, đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tp.Hồ Chí Minh, đại học Đà Nẵng để đưa học phần về nhạy cảm giới lồng vào chương trình đào tạo. Chương trình này được kì vọng sẽ trang bị những hiểu biết cơ bản về giới cho hơn 1000 sinh viên. Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án, các trường đại học cũng sẽ tổ chức các hoạt động như workshop, hội thảo để nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho sinh viên hành động xóa bỏ bất bình đẳng giới.


“Chính từ gia đình đã nuôi dưỡng định kiến giới. Bình đẳng giới là để nam – nữ xích lại gần nhau hơn, chứ không phải ai cũng là chiến binh để dành chiến thắng trong cuộc chiến bình đẳng” – đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp.

Ở Việt Nam, tại kì họp thứ 10 nhiệm kì thứ 11 ngày 29/11/2006, quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua luật bình đẳng giới, trong đó đưa ra mục tiêu: bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam nữ, thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác giữa nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Luật có có hiệu lực từ 1/7/2007