Người viết: Nguyễn Thị Thanh Nhã

Năm 2014 Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) đã triển khai dự án theo vấn đề “Vận động thực hiện đảm bảo Quyền có tên vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Năm 2015, cùng với những kinh nghiệm đã có CISDOMA và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) tiếp tục triển khai dự án về Giới “Hỗ trợ các Liên minh Lồng ghép giới(LGG) trong Vận động chính sách” với mục tiêu nhằm hướng tới việc đảm bảo các chiến lược, kế hoạch và hành động vận động chính sách của 6 liên minh có lồng ghép giới. Các dự án đều nằm trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Liên minh Vận động chính sách do Bộ Phát triển Vương quốc Anh (DFID) tài trợ, Oxfam quản lý.

Từ tháng 6 đến hết tháng 8/2015, CISDOMA cùng với CSRD đã phối hợp thực hiện các hoạt động như (1): Rà soát việc LGG trong các chiến lược, kế hoạch của mỗi liên minh và các tài liệu quan trọng của Oxfam (2): Tổ chức 6 cuộc họp riêng biệt với 6 liên minh để thảo luận về vấn đề lồng ghép giới trong mỗi liên minh (3): Hội thảo “Lồng ghép giới trong Vận động chính sách và vai trò của lãnh đạo”. Kết quả đã xác định được mức độ nhạy cảm về giới, lỗ hổng về giới trong hoạt động của các liên minh cũng như tính cam kết và mức độ tham gia của các cá nhân, tổ chức trong các hoạt động tiếp theo của dự án.

Thời gian còn lại của dự án (tháng 9 đến tháng 11/2015), hai tổ chức tiếp tục thực hiện các hoạt động còn lại bao gồm: (1) Tổ chức hai lớp tập huấn về “nhạy cảm về giới” và quyền phụ nữ ; (2) Hướng dẫn lập kế hoạch thúc đẩy và giám sát vấn đề giới cho các chuyên gia về giới tiềm năng (focal point) và thành viên khác; (3) Biên soạn sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới trong truyền thông và vận động chính sách; (4) Tham gia lập kế hoạch và đi thực tế cùng 2 IBP của FORLAND, LANDA và đảm bảo LGG trong sản phẩm của 2 IBP của các LM này.

Trong những năm qua bên cạnh các dự án thuộc các lĩnh vực khác có nhạy cảm về giới trong thiết kế và thực hiện, CISDOMA đã thực hiện các dự án trực tiếp liên quan đến phụ nữ, quyền phụ nữ như nâng cao năng lực cho Hội phụ nữ địa phương, quyền được nâng cao hiểu biết về pháp luật, quyền được hỗ trợ pháp lý, quyền có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ và chồng. Tuy không phải là một tổ chức chuyên về Giới nhưng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) luôn coi Giới là một vấn đề xuyên suốt trong các hoạt động của tổ chức.