ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH GĐGR VÀ THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 112/ 2015/QH13  VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH DO CÁC CÔNG TY NÔNG NGHIỆP, CÔNG TY LÂM NGHIỆP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN KHÁC SỬ DỤNG và KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI GĐGR CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI LÀO CAI VÀ KON TUM. 

  1. Bối cảnh

Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020- 2023.

Dự án được thực hiện trên bối cảnh Đảng, Quốc Hội, và Nhà nước ban hành một số chính sách về đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp nhà nước và chuyển giao một phần rừng, đất rừng về địa phương quản lý với định hướng góp phần giải quyết các tồn tại, vướng mắc về đất đai, nhất là đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo ổn định xã hội và thực hiện tốt việc đổi mới quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật. Các chính sách nổi bật bao gồm Nghị quyết 30/NQ-TW của Đảng Cộng sản ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2014 (Nghị quyết 30), Nghị quyết 112/NQ-QH của Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 (Nghị quyết 112) và Nghị định 118/2014/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2014 (Nghị định 118) và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khác. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình tái phân bổ đất đai có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp thường không có lộ trình rõ ràng và thiếu sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình giao đất và rừng này thường cũng không tính đến các khu vực đất có thể quản lý, sử dụng theo phong tục, tập quán của cộng đồng địa phương.

Theo Báo cáo của Bộ TN&MT vào tháng 7/2020 về kết quả thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 15/11/2015 và Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội cho thấy, cả nước đã tiến hành rà soát 275 công ty, trong đó: giữ lại là 257 công ty (124 công ty nông nghiệp, 133 công ty lâm nghiệp; 97 công ty do Trung ương quản lý, 160 công ty do địa phương quản lý).

 Diện tích các nông, lâm trường dự kiến bàn giao về địa phương theo Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 là 465.029 ha, nâng tổng số diện tích bàn giao về địa phương từ trước đến nay đạt 1.086.594 ha (theo Nghị quyết số 28-NQ/TW là 621.565 ha, theo Nghị quyết số 30-NQ/TW là 465.029 ha).

Trong đó, UBND các tỉnh đã có quyết định thu hồi tại 120 công ty với diện tích là 237.715 ha, chiếm 22% tổng diện tích dự kiến bàn giao về địa phương; Đã xây dựng phương án sử dụng đất là 158.046 ha, bằng 67% tổng diện tích đã thu hồi (trong đó phương án giao cho hộ gia đình cá nhân là 10.983 ha, giao cho tổ chức là 57.312 ha; chuyển toàn bộ công ty thành Ban Quản lý rừng phòng hộ 89.751 ha). Đặc biệt, phần diện tích chưa có phương án (tạm giữ lại chưa giao) là 928.548 ha, bằng 85% tổng diện tích dự kiến bàn giao về địa phương.

Trong thực tế, mặc dù đã có nhiều địa phương và dự án thực hiện thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng nhưng chưa theo một quy trình có tính thống nhất, cập nhật và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan; đặc biệt là các yêu cầu về sự tham gia của người dân và tiếp cận trên cơ sở bình đẳng giới; và đồng thời cũng chưa đề cập đầy đủ những định hướng giải pháp cho các vấn đề cụ thể của từng địa phương.

Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức CISDOMA, CEGORN, CRD và Oxfam trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Kon Tum. Để chuẩn bị cho đề xuất này các bên thực hiện dự án đã tham vấn Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (NAEC) về các nội dung của Dự án phù hợp với chương trình nghị sự tập trung vào việc giám sát thực thi Nghị quyết 112/2015/QH13 của Quốc hội (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015) về “Tăng cường quản lý đất đai thuộc sở hữu của các nông, lâm trường nhà nước đang được sử dụng bởi các công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác”. Trong quá trình thực hiện dự án, các tổ chức tham gia thực hiện đã cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện 4 mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng từ nguồn quỹ đất và rừng được bàn giao cho địa phương trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Kon Plong (Kon Tum), Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) với 2 mục tiêu chính: i) Tăng cường tiếp cận sử dụng và quản lý khoảng 1.500 ha đất lâm nghiệp và rừng có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho chính quyền địa phương trên địa bàn hai tỉnh  từ việc thực hiện sắp xếp đổi mới công ty Nông lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật cho 15 cộng đồng dân tộc thiểu số để quản lý, sử dụng có hiệu quả; ii) Xây dựng 01 đề xuất Quy trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở tiếp cận về bình đẳng giới và sự tham gia, đồng thuận của cộng đồng dựa trên nguyên tắc  tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) của cộng đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ thực hiện 4 mô hình thí điểm để khuyến nghị NAEC và các bên liên quan có thể cân nhắc ban hành hướng dẫn giám sát thực hiện.

Trên cơ sở bối cảnh nêu trên, dự án dự kiến tuyển chọn tư vấn/nhóm tư vấn độc lập có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho cộng đồng, kinh nghiệm về đánh giá cuối kỳ dự án để phối hợp cùng với các chuyên gia từ các tổ chức thực hiện dự án  tiến hành đánh giá về  thực tế và kinh nghiệm  triển khai giao đất giao rừng có nguồn gốc từ các nông lâm trường và giao đất cho hộ gia đình, cộng đồng từ quỹ đất thu hồi từ các công ty NLN nhằm đề xuất các khuyến nghị giải pháp thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 112/2015/QH13 và xác định các bài học kinh nghiệm để chia sẻ.

  1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Mục tiêu:

2.1 Đánh giá thực tế triển khai Nghị quyết 112/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng. Cụ thể:

  • Nghiên cứu- đánh giá tổng quan những vướng mắc trong thực hiện GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số từ nguồn đất và rừng được giao cho địa phương quản lý qua quá trình rà soát và sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh;
  • Đưa ra các khuyến nghị cho hoạt động Giám sát tối cao của Quốc hội nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả Nghị quyết 112/2015/QH13

2.2 Đánh giá các kết quả các tiến trình và thực hiện GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại hai tỉnh Lào Cai, Kon Tum và tổng kết các kinh nghiệm triển khai GĐGR cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương.Cụ thể:

  • Tổng kết các tiến trình- kinh nghiệm GĐGR của Dự án để đề xuất một Quy trình gợi ý về thực hiện Giao rừng đồng bộ với giao đất cho các cộng đồng dân tộc thiểu số.
  • Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu, kết quả và tiến trình của Dự án.

Phạm vi công việc và yêu cầu sản phẩm đầu ra

Phạm vi công việc

Sản phẩm đầu ra

Khung thời gian

1. Nghiên cứu- đánh giá tổng quan tiến trình và kết quả GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 112- các vướng mắc từ khung luật pháp, chính sách và thực tế triển khai

– 01 Báo cáo đánh giá kết quả nghiên cứu ban đầu

 

 

 

 

 

Tháng 4-6/2023

 

1.1 Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch, đề cương nghiên cứu

 

1.2 Tiến hành nghiên cứu thực địa tại các địa phương (2 tỉnh phía Bắc, 2 tỉnh miền Trung, 2 tỉnh Tây nguyên)

 

1.3 Tổng hợp kết quả và báo cáo

 

2. Đánh giá các tiến trình và kết quả thực hiện GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số của dự án trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Kon Tum

– 01 bộ tài liệu tiến trình- kinh nghiệm GĐGR của dự án bằng văn bản và hình ảnh

– 01 Báo cáo đánh giá về mức độ đạt được các mục tiêu của Dự án (Báo cáo kết thúc dự án)

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ tháng 5- 9/2023

2.1 Nghiên cứu tài liệu dự án và xây dựng kế hoạch, đề cương đánh giá

 

2.2 Tiến hành nghiên cứu thực địa tại các địa phương (2 tỉnh dự án)

 

2.3 Tổng hợp kết quả và báo cáo

 

3. Tổng kết các kinh nghiệm triển khai GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại các địa phương

Bổ sung và hoàn thiện Quy trình GĐGR của dự án trên cơ sở các quy định luật pháp hiện hành và thực tế triển khai tại các địa phương

 

 

 

Tháng 5-6/2023

 

3.1 Nghiên cứu các quy định hiện hành về quy trình GĐGR cả ở địa phương và trung ương

 

3.2 Rà soát, đánh giá các kết quả đạt được của dự án

 

 

 

4. Tham gia điều hành và/ hoặc trình bày kết quả nghiên cứu trong các cuộc họp tham vấn chính sách tại địa bàn dự án (01 cuộc); tham vấn chuyên gia (01 cuộc tại Hà Nội)

Các báo cáo tổng hợp, cập nhật các ý kiến tham vấn từ các địa phương, chuyên gia về các chủ đề:

– Vướng mắc và giải pháp tháo gỡ trong thực hiện GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số

– Góp ý cho Dự thảo Quy trình GĐGR gợi ý

– Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả NQ 112 của QH

– Các kinh nghiệm triển khai GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số

 

 

Tháng 5-6/2023

 

 

 

 

5. Tham gia trình bày kết quả nghiên cứu  tại Hội thảo quốc gia nhằm đánh giá kết quả hoàn trả đất hưởng dụng theo  luật tục cho cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương từ các công ty nông, lâm nghiệp nhà nước và công bố hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 112 của Quốc hội

– 01 Báo cáo tổng thể kết quả giao đất, giao rừng từ quỹ đất do các công ty nông lâm nghiệp bàn giao lại cho đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 112 của QH

– 01 bản dự thảo KHUYẾN NGHỊ giải pháp thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả NQ 112 của QH được soạn thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 9/2023

 

Kết quả đánh giá các tiến trình và kết quả thực hiện GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số của dự án trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Kon Tum

Tổng kết các kinh nghiệm triển khai GĐGR cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại các địa phương

 

 

 

  • TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN TƯ VẤN

Nhóm Tư vấn cần có các thành viên đáp ứng tối thiểu các tiêu chuẩn sau:

  • Có trình độ tối thiểu là đại học trong các lĩnh vực về lâm nghiệp, đất đai và quản lý tài nguyên thiên nhiên
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm về giao đất giao rừng cho cộng đồng bào dân tộc thiểu số
  • Có ít nhất 5 năm làm việc về quản lý rừng cộng đồng
  • Nắm vững các quy trình của Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về giao đất, giao rừng cho cộng đồng, người dân.
  • Đã từng tham gia các ban soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách ,..thuộc các chủ đề nêu trên;
  • Có kiến thức và kinh nghiệm về lồng ghép giới, tăng quyền năng của phụ nữ trong lĩnh vực lâm nghiệp; đặc biệt trong giao đất, giao rừng,hưởng lợi từ các hoạt động kinh tế lâm nghiệp là một lợi thế;
  • Có kinh nghiệm đánh giá cuối kỳ dư án, ưu tiên đã từng làm đánh giá cuối kỳ các dự án về GĐGR tương tự.
  • Có kiến thức và kinh nghiệm về huy động sự tham gia và ra quyết định của người dân, đặc biệt là thực hành Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, Trước, và Được thông tin đầy đủ (FPIC) là một lợi thế;

Tiêu chí ưu tiên

  • Có kinh nghiệm làm việc tại địa bàn dự án (Lào Cai, Kon Tum)
  • Đã tham gia các hoạt động giao đất, giao rừng ở thực địa; đã có kinh nghiệm về đánh giá cuối kỳ các dự án có chủ đề tương tự
  • Nhóm tư vấn có bao gồm cả thành viên nữ và nam
  1. HỒ SƠ TƯ VẤN:

Hồ sơ tư vấn

Tư vấn cần hoàn thiện bộ hồ sơ gồm:

  • Lý lịch khoa học
  • Đề xuất kỹ thuật: mô tả cơ sở lí luận và phương pháp đánh giá, xây dựng tài liệu
  • Đề xuất tài chính: Nêu rõ số ngày tư vấn cụ thể đề xuất thực hiện với từng Giai đoạn được mô tả ở mục 2- Phạm vi công việc và yêu cầu kết quả đầu ra; đề xuất phí tư vấn và các chi phí liên quan đến quá trình tư vấn
  • Một số tài liệu đính kèm chứng minh năng lực và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực tư vấn mà ứng cử viên từng tham gia (ví dụ: Báo cáo nghiên cứu, đề xuất chính sách…)

Lưu ý: Định mức chi phí tư vấn và các chi phí thực địa áp dụng theo quy định của dự án và không vượt quá ngân sách được nhà tài trợ phê duyệt.  Tư vấn có thể tham khảo quy định của EU về chi phí.

Địa chỉ và thời hạn nhận hồ sơ

Hồ sơ nộp về Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi trước ngày 20/4/2023 theo địa chỉ email: info@cisdoma.org.vn hoặc nha.ntt@cisdoma.org.vn ;  hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ: Số nhà 24, K80C, Phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại liên hệ: 0987798115 /02437843681

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: email hoặc số điện thoại trên.

Chúng tôi chỉ thông báo đến những ứng viên được lựa chọn vào danh sách ngắn.