THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Dự án Nông nghiệp sinh thái cho cảnh quan bền vững nhằm giảm nghèo cho
người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc” tại Kim Bôi, Hòa Bình.
Vị trí công việc Cán bộ hỗ trợ dự án
Báo cáo cho Quản lý dự án
Nơi làm việc Hà Nội và Hòa Bình
Thời gian bắt đầu 25/5/2021
Thời hạn 12 tháng, thử việc 1 tháng (có thể gia hạn tùy theo kết quả làm việc)
Mức lương Theo mức lương của dự án

I. THÔNG TIN CHUNG:

Vùng núi Tây Bắc Việt Nam có diện tích khoảng 5,6 triệu ha gồm 6 tỉnh là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái. Sinh kế của người dân địa phương chủ yếu là từ nông nghiệp. Các nguồn thu phi nông nghiệp hạn chế. Đây là vùng nghèo nhất của cả nước, với tỷ lệ hộ nghèo từ 10,5% (Hòa Bình) đến 33% (Sơn La, Điện Biên và Lai Châu), so với tỷ lệ trung bình toàn quốc 5,7%. Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc thiểu số Việt Nam. Các dân tộc chính là Thái, Mường, HMông, Dao, Tày với bề dày văn hóa và tri thức. Đặc điểm của vùng Tây Bắc là địa hình chia cắt, núi cao và độ dốc lớn. Mặc dù sinh kế của địa phương chủ yếu là từ nông nghiệp nhưng việc địa hình bị chia cắt mạnh, núi cao, độ dốc lớn (khoảng 87% diện tích đất của khu vực có độ dốc> 25%) đã hạn chế khả năng sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực của người dân địa phương.

Để phát triến bền vững sinh kế của người dân địa phương dựa trên cách tiếp cận sinh thái nông nghiệp Dự án “Nông nghiệp sinh thái cho cảnh quan bền vững nhằm giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc” được ra đời. Dự án này được tài trợ bới tổ chức Bánh mỳ cho thế giới của Cộng hòa liên bang Đức, được thực hiện trong 4 năm (2021 – 2025) bởi 2 tổ chức là Tổ chức Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) và Viện Tư vấn phát triển KTXH nông thôn và miền núi (CISDOMA) thực hiện tại 4 xã thuộc 2 huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Dự án sẽ góp phần giải quyết vấn đề sinh kế không bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại địa phương thông qua cách tiếp cận nông nghiệp sinh thái với sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là các nhóm mục tiêu. Các cảnh quan nông nghiệp sinh thái có định hướng giới sẽ được thực hiện thí điểm tại các khu vực dự án để giải quyết các vấn đề về suy giảm hệ sinh thái, năng suất đất thấp, tăng cường nhận thức về kiến thức bản địa và sự tham gia của người dân địa phương hạn chế. Liên kết thị trường, chế biến sau thu hoạch và đóng gói sẽ được hỗ trợ; các cơ chế đồng lợi ích sẽ được đánh giá để thúc đẩy việc áp dụng các thực hành nông nghiệp sinh thái. Kết quả dự án và bài học kinh nghiệm sẽ được tài liệu hóa để nhân rộng. Dự án cũng sẽ đặc biệt chú trọng việc nâng cao năng lực của những người hưởng lợi để tham gia hiệu quả vào các hoạt động của dự án và quá trình ra quyết định ở địa phương.

II. TÓM TẮT DỰ ÁN:

2.1. Mục đích

Mục đích dự án là “Nông nghiệp sinh thái góp phần xây dựng và duy trì cảnh quan bền vững và sinh kế thân thiện với môi trường cho người dân tộc thiểu số nghèo ở địa phương, nhằm giảm nghèo ở vùng Tây Bắc Việt Nam”. 

2.2. Mục tiêu và chỉ số đánh giá

Mục tiêu Chỉ số
1. Các cảnh quan nông nghiệp sinh thái được nam nữ người Mường và HMông phục hồi ở 4 xã dự án hiện dự án

1.1. Đến cuối dự án, sẽ tăng thêm ít nhất một nguồn thu
nhập cho tất cả các nông hộ tham gia các cảnh quan nông
nghiệp sinh thái

1.2. Đến cuối dự án, bình quân có thêm 2 loài cây (bản
địa/dưới tán) trong mỗi ô mẫu

1.3. Đến cuối dự án, ít nhất 4 trong số 12 nhóm nông dân
do dự án thành lập sẽ do phụ nữ lãnh đạo

2. Các bài học kinh nghiệm của dự án về thiết lập cảnh quan nông nghiệp sinh thái sẽ được cân nhắc để lồng ghép vào trong các chính sách cấp quốc gia/cấp tỉnh và thực hiện bởi chính quyền các cấp

2.1. Đến cuối dự án, ít nhất một dự thảo chính sách cấp
tỉnh/quốc gia liên quan đến nông nghiệp sinh thái đề cập
đến các bài học kinh nghiệm của dự án được thảo luận
với Sở và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.2. Đến cuối dự án, các mô hình thí điểm sẽ được nhân
rộng ở ít nhất một địa điểm nữa trong 2 tỉnh dự án

III. NHIỆM VỤ CÁN BỘ HỖ TRỢ DỰ ÁN

– Hỗ trợ triển khai các hoạt động dự án tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
– Hỗ trợ lập kế hoạch triển khai kế hoạch theo kế hoạch chung của dự án
– Hỗ trợ viết báo cáo kỹ thuật, tài chính tháng, quý và năm
– Hỗ trợ phối kết hợp với các đối tác chủ chốt và các cơ quan liên quan khác trong việc
thực hiện các hoạt động dự án
– Hỗ trợ khảo sát thực địa để đánh giá đúng nhu cầu của người dân địa phương;
– Hỗ trợ, đóng góp đầu vào cho từng loại báo cáo;
– Hỗ trợ thu thập xử lý dữ liệu từ khảo sát thực địa;
– Hỗ trợ việc mua sắm và kiểm kê vật tư và thiết bị của dự án, và CISDOMA;
– Hỗ trợ việc xây dựng và dịch thuật (Anh-Việt) các tài liệu liên quan, tài liệu dự án;
– Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyền thông của dự án
– Thực hiện những công việc khác được quản lí trực tiếp giao.

IV. YÊU CẦU NĂNG LỰC ỨNG VIÊN

1. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế, ngoại ngữ, Phát triển bền vững, sinh thái nông nghiệp, Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, hoặc lĩnh vực liên quan.

2. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc chuyên ngành về Nông nghiệp, Môi trường, sinh thái học, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường

3. Có kinh nghiệm làm việc trong môi trường các tổ chức NGO

4. Có hiểu biết nhất định về cách tiếp cận nông nghiệp sinh thái trong phát triển bền vững

5. Có kinh nghiệm thực tế tham gia xây dựng các tài liệu, các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực về các lĩnh vực liên quan.

6. Có kinh nghiệm làm việc hiện trường, làm việc với các cộng đồng dân tộc thiểu số, với người Mường là một lợi thế

7. Có kỹ năng truyền thông

8. Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng dân tộc, đặc biệt đối với người Mường

9. Có mối liên hệ và giao tiếp tốt với chính quyền các cấp ở Tỉnh Hòa Bình là một lợi thế

10. Ưu tiên ứng viên có trình độ tiếng Anh đạt 6.0 IELTS trở lên hoặc tương đương.

V. CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN

Ứng viên quan tâm gửi hồ sơ đăng ký (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) bao gồm :

1. Thư bày tỏ quan tâm cho vị trí “Cán bộ hỗ trợ dự án”
2. CV, Sơ yếu lý lịch cá nhân

Hồ sơ dự tuyển được tiếp nhận qua thư điện tử tại địa chỉ email: nha.ntt@cisdoma.org.vn hoặc bản cứng gửi về địa chỉ: Viện Tư vấn phát triển KTXH nông thôn và miền núi – CISDOMA, số 24 Khu K80C, Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội.

Liên hệ: 0243.784.3681/ 0987798115. Hạn cuối nhận hồ sơ 30/5/2021.

Lưu ý: Chúng tôi chỉ thông báo đến những ứng viên được lựa chọn vào danh sách ngắn.