Liên minh học tập Nông Nghiệp sinh thái (ALiSEA) https://ali-sea.org
Liên minh Học tập Sinh thái Nông nghiệp ở Đông Nam Á (ALiSEA) được hỗ trợ và điều phối ở cấp quốc gia và khu vực bởi GRET (www.gret.org). ALiSEA là một nền tảng khu vực xuất hiện trong dự án ACTAE Hướng tới chuyển đổi sinh thái nông nghiệp ở Đông Nam Á (2015-2019) do AFD ( quỹ phát triển của Pháp) thành lập và CIRAD ( trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Pháp) điều phối). Hiện tại, Mạng lưới ALiSEA được hưởng lợi từ và là một phần của chương trình rộng lớn hơn, dự án Chuyển đổi Hệ thống Thực phẩm An toàn và Nông nghiệp (ASSET) (2020-2025), được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Môi trường Toàn cầu của Pháp (FFEM), do GRET điều phối với sự cộng tác chặt chẽ của CIRAD.
Cho đến nay, Mạng lưới ALiSEA đã tập hợp hơn 150 thành viên từ các nền tảng và cách tiếp cận khác nhau đối với Sinh thái nông nghiệp. Mạng lưới khá độc đáo bởi sự đa dạng của các bên liên quan (CSO và NGO, Tổ chức nông dân, Nghiên cứu & Học viện, Khu vực tư nhân, Chính phủ), trọng tâm địa lý rộng lớn (Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng) và sức hấp dẫn của nó. ALiSEA hoạt động ở cả cấp địa phương và khu vực, và hiện có bốn quốc gia: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Mạng lưới ALiSEA được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm phong phú từ các khu vực khác nhau. Thông qua việc thúc đẩy phổ biến rộng rãi và hiểu biết về các nguyên tắc của nông học sinh thái, nó nhằm mục đích tạo điều kiện cho sự kết hợp cụ thể của chúng trong thực tiễn của nông dân và công ty, và trong chính sách công. ALiSEA đã giúp tạo ra một không gian an toàn cho các bên liên quan tham gia và học hỏi lẫn nhau về quá trình chuyển đổi sinh thái nông nghiệp. Hơn nữa, mạng lưới ALiSEA đã góp phần nâng cao khả năng hiển thị của nông học sinh thái ở cấp quốc gia và khu vực thông qua hỗ trợ truyền thông ngày càng tăng và các phương tiện truyền thông đa dạng.
Từ năm 2017, là thành viên tích cực của mạng lưới của ALiSEA, CISDOMA đã thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các thực hành Nông nghiệp sinh thái thông qua các dự án phát triển của Viện, điển hình như các hoạt động giám sát và giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV độc hại, sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học, canh tác hợp lý trên đất dốc, canh tác lúa hữu cơ, chế biến và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp… Bên cạnh đó, CISDOMA cũng đi tiên phong trong việc thúc đẩy áp dụng các Bài tập Mô phỏng để nâng cao năng lực phân tích và ra quyết định của nông dân trong chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái. Đây chính là giải pháp nhằm tháo gỡ nút thắt trong việc áp dụng các phương thức sản xuất sinh thái, đó chính là nhận thức của người nông dân.
Từ tháng 4 năm 2021 đến nay, CISDOMA tham gia với vai trò Hội đồng thành viên quốc gia về Quản lý tri thức của ALiSEA tại Việt Nam thuộc dự án ASSET. Với vai trò này, CISDOMA phụ trách việc xây dựng chiến lược kế hoạch hành động của Mạng lưới ở cấp quốc gia trong các hoạt động liên quan đến Quản lý tri thức của Mạng lưới, chẳng hạn như tìm kiếm, xác định các sáng kiến điển hình, tài liệu hóa các thực hành tốt về chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái và hệ thống lương thực phẩm, thúc đẩy quá trình tài liệu hóa và chia sẻ thông tin giữa các thành viên Mạng lưới cũng như chia sẻ ra bên ngoài.
Ngoài ra, CISDOMA cũng đóng góp đáng kể vào các kết quả hoạt động của AliSEA thông qua việc tích cực tham gia hỗ trợ các hoạt động (tập huấn, hội thảo tham vấn cấp cơ sở, quốc gia và cấp vùng, họp thường niên) liên quan đến quá trình đánh giá sự thay đổi của dự án cũng như các buổi trao đổi chuyên đề.
Nhóm hợp tác phát triển (CDG)
Nhóm Hợp Tác Phát triển, viết tắt là CDG, được hình thành trên sự hiểu biết lẫn nhau và nhu cầu hợp tác cùng phát triển bởi bốn tổ chức tiền thân là tổ chức CRD, RDSC, RTCCD và TEW. Hoạt động của Nhóm nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ các cơ quan quản lý nhà nước với sự hỗ trợ của các đối tác trong và ngoài nước. Nhóm đã tổ chức được nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, đã có sự hợp tác song phương và đa phương giữa các thành viên cũng như triển khai nhiều hoạt động phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế, qua đó từng bước khẳng định và tạo uy tín cho Nhóm trong hoạt động phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của các tổ chức xã hội Việt Nam.
Nhóm được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, đồng thuận với tinh thần đoàn kết, xây dựng và cùng có lợi giữa các tổ chức thành viên. Nhóm hoạt động với cơ chế mở và sẵn sàng tiếp nhận các thành viên mới là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Từ khi thành lập đến nay, Nhóm hợp tác Phát triển đã có 17 tổ chức thành viên tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng liên quan đến y tế, giáo dục, giới, môi trường, phát triển nông thôn, nâng cao năng lực cộng đồng…
Để biết thêm thông tin chi tiết về Nhóm Hợp tác Phát triển, xin mời truy cập vào trang web của nhóm theo địa chỉ http://www.cdg.org.vn; Email: htptvn@hn.vnn.vn; ĐT: 043.5121754
Mạng an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN)
Mạng lưới An ninh Lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN) được hình thành dưới sự khởi xướng của Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) và sự hỗ trợ của Tổ chức CARE quốc tế, tổ chức ActionAid tại Việt Nam và các tổ chức XHDS Việt Nam từ tháng 5 năm 2005.
Hoạt động của mạng CIFPEN tập trung vào bốn lĩnh vực hoạt động chính:
1. Môi trường – Tài nguyên Thiên nhiên và Giảm nghèo Nông thôn
2. Giới – Gia đình – Sức khoẻ và An sinh Xã hội
3. Đào tạo Phát triển Nguồn Nhân lực
4. Khuyến nông – Lâm – Ngư và Phát triển Cộng đồng
Từ khi thành lập đến nay, Mạng CIFPEN đã có hơn 40 tổ chức thành viên tham gia hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, đồng thuận với tinh thần đoàn kết, xây dựng giữa các tổ chức thành viên.
Để biết thêm thông tin chi tiết về mạng CIFPEN, xin mời truy cập vào trang Web của mạng theo địa chỉ http://www.cifpen.org; Email:cifpen@gmail.com; ĐT: 043.7930380
Mạng lưới Đất rừng (FORLAND)
Mạng lưới Đất rừng (FORLAND) là mạng lưới kết nối các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Mạng lưới được hình thành từ năm 2012 với mục đích góp phần xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy quản lý và phát triển tốt hơn tài nguyên rừng và cải thiện đời sống cộng đồng có sinh kế gắn liền với đất và rừng.
FORLAND có 08 tổ chức thành viên nòng cốt bao gồm:
1-Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung (CRD)
2- Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM)
3- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)
4-Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức bản địa và Phát triển (CIRD)
5-Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)
6-Qũy Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo (RDPR)
7- Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững (CRCSD)
8- Viên Tư vấn phát triển kinh tế- Xã hội Nông thôn và Miền núi(CISDOMA)
Kết quả vận động chính sách của FORLAND đã góp phần phần phản ánh thực trạng bức xúc và mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng đất rừng giữa các NLTQD và người dân địa phương tới các cơ quan hoạch định chính sách thông qua các phương tiện truyền thông.
Để biết thêm thông tin chi tiết về mạng FORLAND, vui lòng truy cập trang web của mạng theo địa chỉ https://forlandvn.wordpress.com/.
Liên minh Đất đai (LANDA)
Liên minh đất đai (LANDA) được thành lập năm 2013 nhằm tạo ra sự hợp tác liên ngành giữa các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các cơ quan chính phủ các cấp, cơ quan báo chí, các trường đại học, các viên nghiện cứu và khu vực tư nhân. Thành viên của LANDA bao gồm 19 tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị xã hội,… LANDA hành động nhằm góp phần nâng cao cơ hội cho công dân Việt Nam tham gia xây dựng chính sách quản lý & sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, xã hội từ các hoạt động quản lý, sử dụng đất.
Để đảm bảo sự đoàn kết trong xây dựng và phát triển Liên minh, trên cơ sở tuân thủ Luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của LANDA bao gồm:
- Đồng thuận
- Dân chủ
- Bình đẳng
- Tự nguyện
- Tôn trọng và cam kết
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ Email: landa.communication@gmail.com.