Viện Tư vấn Phát triển KT-XH nông thôn và miền núiTrung tâm Trợ giúp pháp lý NN  tỉnh Nghệ AnPhòng Tư pháp  huyện Quế Phong

DỰ ÁN

Tăng cường kiến thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền

bình đẳng về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tuyển tư vấn cho hoạt động khảo sát sự tham gia của phụ nữ

trong quản lý và sử dụng đất

1. Thông tin chung

Dự án “Tăng cường kiến thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số” được tổ chức INKOTA (CHLB Đức) tài trợ và Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) quản lý trong thời gian từ 2020 – 2022. UBND tỉnh Nghệ An cho phép Viện CISDOMA phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý NN tỉnh Nghệ An và UBND huyện Quế Phong trong việc thực hiện Dự án trên địa bàn huyện Quế Phong (Văn bản số 3629/UBND-VX ngày 11 tháng 6 năm 2020). UBND huyện Quế Phong đã giao cho Phòng Tư pháp làm đầu mối phối hợp với Viện CISDOMA và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An trong việc triển khai dự án (Văn bản số 1130 UBND-VP ngày 03 tháng 8 năm 2020).

Mục tiêu của dự án là quyền về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Quế Phong được đảm bảo công bằng khi có nhận thức đầy đủ và dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí được cải thiện. Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ sẽ nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bình đẳng nam nữ trong quyền sử dụng đất, kỹ năng truyền thông, tư vấn cho đội ngũ cán bộ chức năng các cấp, trên cơ sở đó các đội ngũ này sẽ triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số ở các địa phương.

Theo kế hoạch dự án sẽ tuyển 01 tư vấn trong nước để chủ trì triển khai hoạt động khảo sát sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng đất sở ở các thôn bản thuộc 3 xã Tiền Phong, Cắm Muộn và Nậm Nhóng, với các thông tin như sau:

2. Mục tiêu

Hoạt động khảo sát nhằm xác định các thông tin cho việc thiết kế các hoạt động tăng cường năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý, sử dụng đất, rừng một cách có hiệu quả để phát triển kinh kế-xã hội của gia đình và địa phương.

3. Kết quả mong đợi

  • Bộ công cụ thu thập thông tin gồm bảng hỏi, câu hỏi thảo luận nhóm và câu hỏi phỏng vấn sâu.
  • Báo cáo khảo sát và bộ cơ sở dữ liệu (bao gồm các hình ảnh thu thập được).

4. Đối tượng và phương pháp

4.1. Đối tương thu thập thông tin

  • Cấp huyện: Lãnh đạo UBND huyện và các đơn vị chức năng (Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Tư pháp, Phòng Nông nghiệp và PTNN, Phòng Văn hóa, Trung tâm Dịch vụ NN, Hội Phụ nữ)
  • Cấp xã: Lãnh đạo UBND xã và các cán bộ chức năng (Địa chính, Tư pháp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ)
  • Cấp thôn bản: người dân ở các thôn bản của 3 xã

4.2. Phương pháp thập thông tin

  • Nghiên cứu tài liệu;
  • Tham vấn chuyên gia;
  • Phỏng vấn theo bảng hỏi;
  • Thảo luận nhóm
  • Phỏng vấn sâu.

5. Các hoạt động và thời gian thực hiện

STTCác hoạt động thực hiệnThời gian dự kiến
1Xây dựng và hoàn thiện Bộ công cụ thu thập thông tinTháng 5/2022
2Tiến hành thu thập thông tinTháng 6/2020
3Tổng hợp, xử lý thông tinTháng 7/2020
4Xây dựng báo cáo khảo sátTháng 7/2020

6. Tổ chức thực hiện

Một nhóm khảo sát sẽ được thành lập để thực hiện hoạt động với các vị trí và nhiệm vụ như sau:

Vị trí Nhiệm vụ
Trưởng nhóm (Tư vấn)Chịu trách nhiệm chuyên môn, chủ trì thực hiện hoạt động với các công việc sau: Xây dựng bộ công công cụ thu thập thông tin; Xây dựng chương trình thực địa thu thập thông tin; Điều phối thu thập thông tin tại thực địa;Hướng dẫn công cụ thu thập thông tin cho các thành viên trong nhóm tham gia thu thập thông tin;Chủ trì các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâuTổng hợp, xử lý thông tin;Viết báo cáo khảo sát
Thành viên điều phối (Cán bộ dự án CISDOMA)  Đầu mối liên lạc với Tư vấn và điều phối hoạt động và thu thập thông tin, với các công việc cụ thể sau: Góp ý cho công cụ thu thập thông tin; Góp ý cho chương trình thực địa thu thập thông tin; Thực hiện công tác tổ chức, hậu cần cho việc thu thập thông tin ở thưc địa theo kế hoạch; Tham gia thu thập thông tin tại thực địa theo kế hoạch;Góp ý cho báo cáo khảo sát .
Thành viên thu thập thông tin tại thực địa (đối tác dự án tại địa phương)  Tham gia thu thập thông tin tại địa phương theo sự phân công, với các công việc cụ thể sau: Tham gia tập huấn về công cụ thu thập thông tin; Đầu mối liên lạc với các đối tượng thu thập thông tin tại huyện, xã và thôn bản;Tham gia thu thập thông tin tại địa phương theo các công cụ.

7. Yêu cầu dành cho tư vấn

  1. Có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đất đai, đặc biệt là về quyền tiếp cận với đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số.
  2. Có hiểu biết sâu sắc về M&E, và kinh nghiệm tổ chức/tiến hành các nghiên cứu/đánh giá định lượng và định tính, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tiếp cận với đất đai của phụ nữ DTTS.
  3. Có tư duy tổng thể với các kỹ năng tổng hợp/phân tích số liệu (định lượng và định tính), và khả năng viết báo cáo tốt bằng tiếng Việt
  4. Có bằng sau Đại học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ) về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan (xã hội học, phát triển xã hội, khoa học môi trường, quản lý tài nguyên, quản lý đất đai).
  5. Có khả năng lãnh đạo, điều phối, làm việc nhóm, và tuân thủ thời hạn tốt.  

8. Địa chỉ liên hệ

Cá nhân có quan tâm gửi Thư bày tỏ quan tâm và CV cập nhật theo địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.com.vn . Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 10 tháng 6 năm 2022.

CISDOMA sẽ liên hệ ứng viên đáp ứng được yêu cầu hoạt động.