1. Thông tin chung
Dự án “Tăng cường kiến thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số” được tổ chức INKOTA (CHLB Đức) tài trợ cho CISDOMA triển khai tại huyện Quế Phong của tỉnh Nghệ An và huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình trong 3 năm và kết thúc vào năm 2022.
Mục tiêu của dự án là quyền về đất đai của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Quế Phong và huyện Mai Châu được đảm bảo công bằng khi có nhận thức đầy đủ và dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí được cải thiện. Để đạt được mục tiêu này, dự án sẽ sẽ nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bình đẳng nam nữ trong quyền sử dụng đất, kỹ năng truyền thông, tư vấn cho đội ngũ cán bộ chức năng các cấp, trên cơ sở đó các đội ngũ này sẽ triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số ở các địa phương. Thông tin chi tiết về dự án xem Phụ lục đính kèm.
Theo kế hoạch, dự án sẽ tuyển 01 Tư vấn trong nước để thúc đẩy 02 khóa tập huấn Quy định pháp luật liên quan đến bình đẳng nam nữ về quyền sử dụng đất cho cán bộ cấp huyện và xã với thông tin dưới đây:
2. Mục tiêu khóa tập huấn
Sau khóa tập huấn, người học có thể giải thích được các nội dung về quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến bình đẳng nam nữ về quyền sử dụng đất, cũng như hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai ở cơ sở.
3. Thời gian và địa điểm
Khóa 1: 2 ngày, từ 22-23 tháng 9 năm 2020
Khóa 2: 2 ngày, từ 24-25 tháng 9 năm 2020
Địa điểm: Hội trường UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
4. Đại biểu/Học viên:
Khóa 1: Khoảng khoảng 30 người tham gia, cụ thể như sau:
Cấp huyện: Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên&MT, Hội Phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện (mỗi đơn vị 1-2 người)
Cấp xã (6 xã, 4 người/xã), gồm: cán bộ Địa chính, cán bộ Tư pháp, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ Hội nông dân
Khóa 2: Khoảng khoảng 30 người tham gia, cụ thể như sau:
Cấp xã (7 xã, 4 người/xã), gồm: cán bộ Địa chính, cán bộ Tư pháp, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ Hội nông dân.
5. Sản phẩm mong đợi
- Đề xuất triển khai khóa tập huấn;
- Chương trình tập huấn và tài liệu tập huấn (tài liệu word và ppt).
- Phiếu đánh giá trước và sau tập huấn;
- Hình ảnh chụp khóa tập huấn;
- Báo cáo khóa tập huấn.
Sản phẩm mong đợi được viết bằng tiếng Việt.
6. Phương pháp
Khóa tập huấn sử dụng đa dạng các phương pháp có sự tham gia của người học như: hỏi đáp, động não, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, bài trình bày trực quan, thực hành.
7. Nội dung dự kiến
- Quy định quốc tế về quyền bình đẳng tài sản của nam giới và phụ nữ;
- Các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến bình đẳng nam nữ về quyền sử dụng đất;
- Quản lý nhà nước về đất đai;
- Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai;
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã;
- Trách nhiệm thi hành bình đẳng giới của UBND các cấp địa phương;
- Trách nhiệm tuyên truyền phổ biến pháp luật của chính quyền các cấp ở địa phương.
- Yêu cầu với Tập huấn viên
- Có bằng sau Đại học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ) về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan (luật dân sự, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên, xã hội học, báo chí truyền thông).
- Có hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Có kinh nghiệm tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Có kinh nghiệm làm việc với các cán bộ chức năng địa phương.
- Công tác trong ngành tư pháp, trợ giúp pháp lý là một lợi thế.
- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.
- Địa chỉ liên hệ và thời hạn nộp đề xuất
Cá nhân có quan tâm gửi hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đề xuất nội dung tập huấn và phí chuyên gia
- CV cập nhật
Hồ sơ dự tuyển được tiếp nhận qua thư điện tử (không nhận hồ sơ bản cứng) gửi về địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.org.vn Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 10 tháng 9 năm 2020.
CISDOMA sẽ liên hệ ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.