Dự án

“Nâng cao thu nhập và tăng cường bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN CHUYÊN GIA TẬP HUẤN

Vị trí: Tập huấn viên cho khóa tập huấn lập kế hoạch áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp

Địa điểm: Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Thời gian: Tháng 9 năm 2024

1. Giới thiệu

Dự án “Nâng cao thu nhập và tăng cường bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” được tổ chức INKOTA (CHLB Đức) tài trợ triển khai trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2026. Mục tiêu của dự án là Phụ nữ dân tộc thiểu số ở 03 xã Nậm Nhoóng, xã Cắm Muộn và xã Tiền Phong thuộc địa bàn huyện Quế Phong được nâng cao năng lực quản lí, sử dụng đất và đạt sản lượng nông nghiệp cao hơn. Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) là đơn vị chủ trì phối hợp với UBND huyện Quế Phong tổ chức quản lý, thực hiện dự án.

Ban chỉ đạo triển khai dự án được UBND huyện Quế Phong thành lập để phối hợp, hỗ trợ triển khai các hoạt động dự án. Ban chỉ đạo do Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng Trưởng ban, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT làm Phó trưởng ban thường trực, các thành viên gồm đại diện các phòng ban chức năng, chuyên môn của huyện và lãnh đạo UBND 3 xã dự án. Mỗi xã dự án đã thành lập Tổ hỗ trợ dự án xã để làm đầu mối phối hợp triển khai dự án trên địa bàn xã. Tổ hỗ trợ do PCT UBND xã làm Tổ trưởng (đồng thời là thành viên trong Ban chỉ đạo), tổ viên gồm các cán bộ chức năng, cán bộ chuyên môn của xã.

Dự án đã triển khai các hoạt động khảo sát và xác định mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học kết hợp với trồng cây tạo nguồn thức ăn cho vật nuôi là phù hợp với các hộ gia đình trên địa bàn dự án. Để triển khai thí điểm các mô hình tại hộ gia đình, theo kế hoạch dự án sẽ tuyển 01 chuyên gia làm tập huấn viên với thông tin sau:

2. Mục tiêu

  • Các thành viên sau khi được tập huấn có thể lập kế hoạch áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của gia đình.
  • Các thành viên sau khi được tập huấn có thể áp dụng và tuyên truyền các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ gia đình ở địa phương.

3. Thời gian, địa điểm và số lượng tham gia

Số lượng 02 lớp, mỗi lớp 02 ngày, cuối tháng 9 năm 2024

Thời gian

Địa điểm

Số lượng, thành phần tham gia

Lớp 1

Xã Cắm Muộn và Xã Nậm Nhóng (Tổng số 27 người)

UBND xã Cắm Muộn

Công chức địa chính Nông nghiệp xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Nông dân xã và Ban chủ nhiệm CLB Phụ nữ bản Piếng Cắm, Mòng 1, Phả Pạt, Bản Bố (tổng 15 người).

 

Công chức địa chính Nông nghiệp xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Nông dân xã và Ban chủ nhiệm CLB Phụ nữ bản Huổi Cam, bản Na và bản Na Hốc (tổng 12 người).

 

Lớp 2

Xã Tiền Phong

(tổng 18 người)

UBND xã Tiền Phong

Công chức địa chính Nông nghiệp xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Nông dân xã và Ban chủ nhiệm CLB Phụ nữ bản Na Cày, Piêng Cu, Huôi Muồng, Đan, Phương Tiến 1 (tổng 18 người).

 

4. Nội dung tập huấn

  • Kỹ năng lập kế hoạch áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của gia đình
  • Một số kỹ thuật chăn nuôi bò an toàn sinh học (làm chuồng nuôi bò, phòng bệnh cho bò, ủ chua thức ăn tươi xanh làm thức ăn cho bò).
  • Một số kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học (làm chuồng nuôi lợn, phòng bệnh cho lợn, ủ chua thức ăn tươi xanh làm thức ăn cho lợn).
  • Một số kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học (làm chuồng nuôi, vườn thả, khu phụ trợ, làm nền chuồng nuôi với đệm lót sinh học, phòng bệnh cho gà, phối trộn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gà).

5. Phương pháp

Lớp tập huấn được tổ chức với các phương pháp trực quan bằng hình ảnh, cầm tay chỉ việc, thúc đẩy sự tham gia trao đổi với sự hướng dẫn của tập huấn viên.

6. Sản phẩm bàn giao

  • Tài liệu tập huấn file ppt để trình chiếu trong lớp tập huấn
  • Tài liệu tập huấn file word để in phát cho học viên

7. Yêu cầu với chuyên gia

  • Có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y;
  • Có kiến thức về sản xuất nông lâm nghiệp bền vững;
  • Có kinh nghiệm hỗ trợ, triển khai các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
  • Có kinh nghiệp tập huấn cho người lớn;
  • Công tác trong các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy về nông, lâm nghiệp là một lợi thế;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.

8. Liên hệ

Cá nhân có quan tâm gửi hồ sơ đăng ký bao gồm:

  1. Email bày tỏ sự quan tâm bao gồm dự kiến mức kinh phí tư vấn.
  2. Sơ yếu lý lịch (CV) cập nhật
  3. Bản chụp các bằng cấp chuyên môn

Hồ sơ đăng ký gửi về địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.org.vn 

Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 16 tháng 9 năm 2024.

CISDOMA sẽ liên hệ ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng