DỰ ÁN
Tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng nghèo thông qua các loại hình
sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
(Giai đoạn 2)
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (ToR)
TUYỂN TƯ VẤN
Vị trí: Trưởng nhóm chủ trì thực hiện khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu
Mã hoạt động: 1.1.6
Địa điểm: huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Thời gian: Tháng 11 – 12 năm 2024
-
Thông tin chung
Dự án Tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng nghèo thông qua các loại hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Giai đoạn 2, được tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW) và tổ chức Action on Poverty (AOP) tại Việt Nam tài trợ. Dự án đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt triển khai theo quyết định 1644/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2022. UBND huyện Tam Đường cùng phối hợp với Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế – Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) triển khai Dự án từ năm 2022 đến năm 2025 trên địa bàn 06 xã gồm Bình Lư, Khun Há, Bản Bo, Hồ Thầu, Giang Ma, Bản Giang. Dự án hướng đến hai mục tiêu là Cải thiện lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số thông qua việc áp dụng các thực hành sinh thái và các thực hành sinh thái được quảng bá rộng rãi bên ngoài địa bàn dự án.
Cây sâm Lai Châu được phát hiện vào năm 2013 là cây đặc hữu có phân bố hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và lân cận huyện Mường Tè (Pa Vệ Sử, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ) và dãy núi Pu Sam Cap nằm giữa các huyện Sìn Hồ (Nậm Tăm, Pu Sam Cap) và Tam Đường (Khun Há, Hồ Thầu, Bản Giang). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, sâm Lai Châu có nhiều công dụng: có tác dụng bồi bổ cường tráng, tiêu viêm, giảm đau, cầm máu, chữa lành vết thương, làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, xanh xao gầy còm nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ, chữa thổ huyết, chảy máu mũi, thương tổn bên trong gây đau lưng, chống stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống lão hoá, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Hiện tại nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đã cùng bảo tồn và dần hình thành được các vùng trồng sâm dưới tán rừng tại các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ. Đây chính là cơ hội giúp bà con các địa phương nơi đây từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu…
Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển giống Sâm núi Lai Châu được thành lập năm 2017 với Sứ mệnh: “Kiến tạo mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập cho Cộng đồng tham gia Bảo tồn và Phát triển Sâm núi Lai Châu”. Địa chỉ hợp tác xã tại bản Xin Chải, xã Giang Ma, huyện Tam Đường. Diện tích đất đai để sản xuất trồng trọt hiện có 5 ha. Trong đó diện tích trồng các loài dược liệu quý và sâm hiện nay có 0,5 ha. Cây Sâm núi Lai Châu bảo tồn nguồn gen được 2.000 cây sâm gốc, hợp tác xã đã liên kết với các hộ dân hợp tác trồng dược liệu quý các loài: Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Thất diệp nhất chi hoa,… Hợp tác xã có 1.500m2 hệ thống vườn ươm giống cây dược liệu. Qua gần 10 năm hoạt động, HTX đã thành công trong việc bảo tồn giống sâm quý hiếm của địa phương, đồng thời đưa ra thị trường các sản phẩm đặc trưng như cây Sâm giống, Trà Sâm núi Lai Châu, Trà Sâm lá sen, Sâm mật ong và rượu Sâm.
Theo kế hoạch Dự án cần tuyển 01 chuyên gia tư vấn chủ trì thực hiện khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu với các thông tin như sau:
-
Mục tuyển chuyên gia tư vấn
- Chủ trì thực hiện khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu để có được thông tin xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
- Hướng dẫn Ban giám đốc Hợp tác xã xây dựng chiến lược tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu trong 3 năm tới.
- Hỗ trợ Ban giám đốc Hợp tác xã xây dựng chiến lược tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu trong 3 năm tới.
-
Kết quả chuyên gia tư vấn bàn giao
- Đề xuất triển khai hoạt động, bao gồm kế hoạch làm việc tại địa bàn dự án.
- Báo cáo khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu (bao gồm các hình ảnh thu thập khi thực hiện khảo sát).
- Chiến lược tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu trong 3 năm tới.
Các kết quả được thể hiện bằng tiếng Việt.
-
Cách tiếp cận thực hiện hoạt động
Chuyên gia tư vấn giữ vai trò trưởng nhóm chủ trì thực hiện hoạt động cùng với sự tham gia của nhóm cán bộ Dự án và Ban giám đốc Hợp tác xã.
Kết quả từ hoạt động khảo sát thị trường là thông tin để xây dựng Chiến lược tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu trong 3 năm tới của Hợp tác xã.
-
Nhiệm vụ của chuyên gia tư vấn
- Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo có liên quan.
- Xây dựng đề xuất triển khai hoạt động, bao gồm kế hoạch làm việc tại địa bàn dự án.
- Chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu.
- Xây dựng báo cáo khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu.
- Hướng dẫn Ban giám đốc Hợp tác xã xây dựng chiến lược tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu trong 3 năm tới.
- Hoàn thiện chiến lược chiến lược tiêu thụ các sản phẩm về sâm Lai Châu trong 3 năm tới của Hợp tác xã.
-
Yêu cầu với chuyên gia tư vấn
- Có bằng Đại học hoặc sau đại học về lĩnh vực kinh tế; marketing, kinh tế nông lâm nghiệp.
- Có kinh nghiệm quản lý các dự án hỗ trợ HTX trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm;
- Có kinh nghiệm chủ trì thực hiện khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Có kinh nghiệm hỗ trợ các HTX xây dựng chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm;
- Có hiểu biết về sản phẩm sâm là một lợi thế;
- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức phát triển là một lợi thế.
-
Liên hệ
Cá nhân có quan tâm gửi hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Ý tưởng đề xuất triển khai hoạt động, bao gồm dự kiến mức kinh phí tư vấn.
- CV cập nhật.
- Bản chụp các bằng cấp chuyên môn.
Hồ sơ đăng ký gửi về địa chỉ email: thuong.vt@cisdoma.org.vn
Hạn cuối nhận hồ sơ 5 p.m ngày 25 tháng 10 năm 2024.
CISDOMA sẽ liên hệ với các ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng